Mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng do Ủy ban nhân dân ban hành là mẫu nào?
- Mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng do Ủy ban nhân dân ban hành là mẫu nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng trong thời gian bao lâu?
- Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong bao nhiêu số báo?
Mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng do Ủy ban nhân dân ban hành là mẫu nào?
Mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng do Ủy ban nhân dân ban hành là Mẫu TP-CC-18 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP.
Tải về Mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng do Ủy ban nhân dân ban hành.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về chuyển nhượng Văn phòng công chứng như sau:
Theo đó, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chuyển nhượng hợp lệ của văn phòng công chứng có nhu cầu chuyển nhượng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Lưu ý: trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó, hồ sơ chuyển nhượng văn phòng công chứng bao gồm các tài liệu sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.
Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;
- Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;
- Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
- Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
Lưu ý: công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
- Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
- Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong bao nhiêu số báo?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP về chuyển nhượng Văn phòng công chứng
Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
...
5. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật công chứng.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 26 Luật Công chứng 2014 về đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng:
Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
b) Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;
c) Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
2. Trong trường hợp được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng phải thực hiện việc đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung sau đây:
- Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm của công chứng viên hành nghề tại Văn phòng công chứng;
- Số, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?