Mẫu quyết định cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng như thế nào? Chi phí đào tạo có thể gồm những khoản nào?
Mẫu quyết định cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước lẫn ngoài nước. Việc đầu tư vào đào tạo nhân lực là một quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích, bao gồm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và giữ chân nhân tài.
Mẫu quyết định cử người lao động đi đào tào, bồi dưỡng như thế nào? Chi phí đào tạo có thể gồm những khoản phí nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp có đủ điều kiện đào tạo nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và người lao động khác trong xã hội thông qua hoạt động cụ thể tại khoản 2 Điều 59 Bộ luật Lao động 2019.
Hiện tại, pháp luật lao động chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng, tuy nhiên, người sử dụng lao động, các doanh nghiệp nói chung có thể tham khảo mẫu quyết định cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng quyết định sau đây:
TẢI VỀ Mẫu quyết định cử người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng
Chi phí đào tạo cho người lao động có thể gồm những khoản phí nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
...
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, chi phí đào tạo cho người lao động mà doanh nghiệp chi trả bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Thời gian đi đào tạo có được xem là thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:
Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
...
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:
a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, thời gian được doanh nghiệp cử đi đào tạo, bồi dưỡng vẫn được tính là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trợ cấp thôi việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?