Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?
Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay là mẫu nào?
Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay là mẫu số 19-VDS tại Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Tải về Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay tại đây.
Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách điền Mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
Theo quy định tại mẫu số 19-VDS tại Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách điền mẫu quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc, trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐST-DS”).
(3) và (12) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(5) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”.
Ví dụ 1 : Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ... là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ... là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
(6) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(7) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi cụ thể trường hợp đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (ví dụ: Trường hợp đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 388 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 sự thì ghi: Xét thấy người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ xét đơn yêu cầu).
(11) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
(13) Tùy từng trường hợp mà ghi hậu quả của việc đình chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (kể cả về tiền tạm ứng lệ phí và chi phí tố tụng khác).
(14) Trường hợp có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.
(15) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự
Tòa Án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 437 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Theo đó, Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Người được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài;
- Người phải thi hành là cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;
- Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
- Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành;
- Tòa án không xác định được địa chỉ của người phải thi hành và địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;
- Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuộc Tòa án khác và hồ sơ đã được chuyển cho Tòa án đó giải quyết;
- Tòa án không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành tại Việt Nam trong trường hợp cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài cảm nhận về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng? Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Các trường hợp được khai thác thông tin, tài liệu trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Thẩm quyền cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục? Điều kiện cho phép trường trung học hoạt động giáo dục?
- HDSD voucher 500.000 đồng tại chotet congdoan vn? Đoàn viên ngoài danh sách 200.000 đoàn viên thì có được mua hàng?