Mẫu quyết định hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất? Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như thế nào?
Mẫu quyết định hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 21/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định Mẫu quyết định hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu quyết định hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước mới nhất. Tại đây
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 21/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ra quyết định hoàn trả.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi phương thức hoàn trả một lần hoặc nhiều lần theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(5) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ gây thiệt hại cùng một cơ quan thì mục này ghi như nội dung mục 1 Điều 1 của Mẫu. Trường hợp chỉ có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì không ghi mục này.
(6) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả tiền bồi thường Nhà nước được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
1. Căn cứ xác định mức hoàn trả bao gồm:
a) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ;
b) Số tiền Nhà nước đã bồi thường.
2. Trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau:
a) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
b) Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
c) Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
d) Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
...
Theo đó, trường hợp có một người thi hành công vụ gây thiệt hại thì mức hoàn trả được xác định như sau:
- Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại mà có bản án đã có hiệu lực pháp luật tuyên người đó phạm tội thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
- Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
- Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó tại thời điểm có quyết định hoàn trả nhưng tối đa là 50% số tiền mà Nhà nước đã bồi thường;
- Trường hợp 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 30 tháng lương quy định tại điểm b khoản này hoặc thấp hơn 03 tháng lương quy định tại điểm c khoản này thì số tiền người thi hành công vụ phải hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả bồi thường Nhà nước khi có đủ các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
...
3. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì mức hoàn trả của từng người được xác định tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng tổng mức hoàn trả không vượt quá số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
4. Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ động khắc phục hậu quả;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
c) Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả bồi thường Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:
- Chủ động khắc phục hậu quả;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
- Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?