Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự mới nhất? Việc không khởi tố vụ án hình sự được quyết định dựa vào những căn cứ nào?
Mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự mới nhất?
Căn cứ theo Biểu mẫu 22 Mục 1 Danh mục Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự được ban hành kèm theo Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định về mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự như sau:
Hướng dẫn điền mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự:
(1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản;
(2) Căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 36, Điều 39 hoặc Điều 40 BLTTHS;
(3) Ghi tên cá nhân/cơ quan/tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.
Ghi chú: Biểu mẫu này cũng được sử dụng trong trường hợp xác minh nguồn tin tội phạm đối với pháp nhân thương mại
Tải mẫu quyết định không khởi tố vụ án hình sự mới nhất mới nhất. Tải về
Không khởi tố vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Việc không khởi tố vụ án hình sự được quyết định dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định như sau:
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Theo đó, việc không khởi tố vụ án hình sự được quyết định dựa vào những căn cứ sau:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Các tội này gồm:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015).
Trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì biện pháp ngăn chặn đang áp dụng có bị hủy bỏ không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, trong trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng sẽ bị hủy bỏ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?