Mẫu quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07 là mẫu nào? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Áp dụng Mẫu và Phụ lục
...
6. Các phụ lục:
a) Phụ lục 1 : Biên bản đóng thầu (nếu cần thiết);
b) Phụ lục 2A: Biên bản mở thầu (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ);
c) Phụ lục 2B: Biên bản mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ);
d) Phụ lục 2C: Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ);
đ) Phụ lục 3 : Quyết định kiểm tra;
e) Phụ lục 4: Thông báo kiểm tra;
g) Phụ lục 5 : Biên bản công bố Quyết định kiểm tra;
h) Phụ lục 6: Thông báo kết thúc kiểm tra trực tiếp.
...
Theo đó, Mẫu quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu mới nhất là Mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu
Mẫu quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07 là mẫu nào? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện khi nào?
Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện khi nào thì căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 86 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu
1. Thanh tra hoạt động đấu thầu:
a) Thanh tra hoạt động đấu thầu được tiến hành đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu quy định tại Luật này;
b) Tổ chức và hoạt động của thanh tra về đấu thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Kiểm tra hoạt động đấu thầu:
a) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
b) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau: việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu; việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu;
c) Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;
d) Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.
...
Như vậy, kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Theo đó, kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện đối với một hoặc các hoạt động sau:
- Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác đấu thầu;
- Việc trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Công tác chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
- Việc quản lý và thực hiện hợp đồng; các hoạt động khác liên quan đến hoạt động đấu thầu.
Lưu ý:
- Kiểm tra hoạt động đấu thầu được thực hiện theo phương thức kiểm tra trực tiếp hoặc qua báo cáo bằng văn bản;
- Trình tự, thủ tục kiểm tra: chuẩn bị kiểm tra; tổ chức kiểm tra; kết luận kiểm tra; theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền kiểm tra hoạt động đấu thầu hay không?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền kiểm tra hoạt động đấu thầu hay không thì theo quy định tại Điều 84 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu theo thẩm quyền;
b) Xây dựng, quản lý Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và sản phẩm báo chí về đấu thầu để phục vụ hoạt động đấu thầu qua mạng, công khai thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật này;
c) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà đầu tư, nhà thầu, bao gồm kết quả thực hiện hợp đồng, chất lượng hàng hóa đã sử dụng theo quy định của Chính phủ;
d) Quy định về đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu cho người làm công tác đấu thầu; quy định về việc thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu;
đ) Thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu;
e) Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm khác về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và có quyền kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?