Mẫu quyết định thành lập phòng ban trong công ty TNHH một thành viên mới nhất hiện nay làm mẫu nào?
Phòng ban trong công ty là gì?
Hiện nay, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan thì không có quy định nào đề cấp đến phòng ban trong công ty hết.
Phòng ban trong công ty được hiểu là là những “mắt xích” quan trọng giúp xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hiệu quả trong doanh nghiệp.
Mỗi công ty sẽ có một cách thiết lập cơ cấu phòng ban khác nhau tùy thuộc vào mô hình hoạt động kinh doanh của công ty đó.
Các phòng ban trong công ty thường được thành lập để phân chia công việc, nhiệm vụ rõ ràng, giúp tăng cường hiệu suất và quản lý tốt hơn.
Mỗi phòng ban sẽ bao gồm một số lượng nhân viên nhất định với chuyên môn và kỹ năng công việc liên quan. Đứng đầu là cấp lãnh đạo (Trưởng phòng, Phó phòng, quản lý,...) được bổ nhiệm để theo dõi, giám sát hoạt động của phòng ban đó.
Việc xây dựng các phòng ban khác nhau trong công ty sẽ mang lại những lợi ích sau:
(1) Tăng tính chuyên môn: Mỗi phòng ban được thiết lập dựa trên chuyên môn, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
Các đầu công việc, định mức tháng, định mức năm đối với công việc cụ thể của phòng ban đó sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác và mang lại kết quả tốt nhất.
(2) Tăng hiệu suất làm việc: Khi thành lập cá phòng ban riêng biệt với công việc cụ thể khác nhau công ty sẽ tuyển dụng người lao động dựa trên mục tiêu mà phòng ban đó đặt ra.
Điều này đồng nghĩa với việc đội ngũ nhân viên được làm việc với đúng chuyên môn của mình.
Thông qua quá trình làm việc, người lao động sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể. Điều này là bởi họ có đủ những kiến thức, chuyên môn và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
(3) Phân chia trách nhiệm rõ ràng: Mỗi phòng ban sẽ do một người quản lý đứng đầu, chịu trách nhiệm trực tiếp cho kết quả hoạt động của phòng ban đó.
Điều này giúp người quản lý có thể tập trung phát triển phòng ban của mình, đồng thời tránh xung đột về quyền lực và trách nhiệm giữa các phòng ban.
(4) Dễ dàng kiểm soát: Mỗi phòng ban sẽ có kế hoạch, mục tiệc riêng nên chủ doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát sự phát triển của phòng ban đó hơn.
Qua đó dễ dàng điều chỉnh những thiếu sót còn thiếu hoặc có thể nhìn nhận các khó khăn của phòng ban trong quá trình làm việc.
Mẫu quyết định thành lập phòng ban trong công ty TNHH một thành viên mới nhất hiện nay làm mẫu nào? (Hình từ Internet)
Mẫu quyết định thành lập phòng ban trong công ty TNHH một thành viên mới nhất hiện nay làm mẫu nào?
Tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau:
Quyền của chủ sở hữu công ty
1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây:
a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
b) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;
d) Quyết định dự án đầu tư phát triển;
đ) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
...
Như đã nói thì hiện không có quy định nào về phòng ban trong công ty hết. Việc xây dựng phòng ban, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty sẽ do chủ sở hữu công ty quyết định.
Do đó việc mẫu quyết định thành lập phòng ban trong công ty TNHH một thành viên cũng sẽ do phái công ty TNHH một thành viên tự soạn thảo.
Việc ra quyết định thành lập phòng ban trong công ty sẽ dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, điều lệ của công ty và nhu cầu thực tế về việc thành lập một phòng ban mới.
Trong quyết định cần nêu rõ một số thông tin như:
- Tên phòng ban mới sắp được thành lập;
- Ngày thành lập phòng ban;
- Thông tin về người chịu trách nhiệm đối với phòng ban (Trưởng phòng);
- Ngày mà quyết định có hiệu lực.
>>> Có thể tham khảo mẫu quyết định thành lập phòng ban sau: TẢI VỀ
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty do một tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu?
Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty).
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công ty TNHH Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?