Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay?
- Ai có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự?
- Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay?
- Cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự thế nào?
Ai có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự?
Theo Điều 56 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện khi giải quyết việc dân sự như sau:
Quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định. Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định việc thay đổi như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án khi giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 368 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hoãn phiên tòa, phiên họp, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Theo quy định thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự.
Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay?
Theo quy định tại Danh mục 33 biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể:
Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự mới nhất hiện nay là Mẫu số 17-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải quyết việc dân sự dành cho Chánh án:
Tải Mẫu Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng giải quyết việc dân sự dành cho Chánh án: Tải về
Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự hiện nay? (Hình từ Internet)
Cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án TAND cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự thế nào?
Căn cứ tại Mẫu số 17-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn cách điền Mẫu Quyết định thay đổi Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện trước khi mở phiên tòa giải quyết việc dân sự như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu thay đổi người tiến hành tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm thì ghi “giải quyết sơ thẩm việc dân sự”; nếu ở giai đoạn phúc thẩm thì ghi “giải quyết phúc thẩm việc dân sự”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Ghi lý do thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(6) (7) Ghi họ tên Thẩm phán; trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký.
(8) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(9) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
(10) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:
“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?