Mẫu quyết định thôi việc mới nhất đối với người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện nay?
Mẫu quyết định thôi việc mới nhất đối với người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu?
Theo khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Căn cứ Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 thì tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 61 tuổi đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Nếu người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trường hợp người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì công thì sẽ ra quyết định thôi việc đối với người lao động.
Hiện nay, Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về mẫu quyết định thôi việc đối với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu.
Mẫu quyết định sẽ do phía người sử dụng tự soạn thảo. Tuy nhiên, nội dung trong quyết định cần phải tuân thủ theo quy chế, nội quy của công ty và không được trái với pháp luật hiện hành.
>>> Có thể tham khảo mẫu quyết định thôi việc đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu sau: TẢI VỀ
Mẫu quyết định thôi việc mới nhất đối với người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Cho người lao động thôi việc không đúng quy định thì doanh nghiệp phải bồi thường như thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp ra quyết định thôi việc đối với người lao động (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) nhưng không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 hoặc không báo trước đúng quy định tại khoản 2, 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì công ty phải thực hiện nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Cụ thể tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, nếu doanh nghiệp cho người lao động thôi việc không đúng quy định thì phải bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải nhận lại người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
Trường hợp công ty không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì công ty bồi thường một khoản tiền ít nhất bằng 04 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Doanh nghiệp không được ra quyết định thôi việc đối với người lao động trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp không được ra quyết định thôi việc đối với người lao động trong trường hợp sau:
(1) Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?