Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?
Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL thì quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL.
TẢI VỀ Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan.
Mẫu quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện bằng hình thức nào?
Hình thức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL như sau:
Chuẩn bị thực hiện giám định
...
2. Người giám định tư pháp có thể tự mình tiến hành lấy mẫu giám định (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm hoặc đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ) hoặc đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc cung cấp mẫu giám định phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản cung cấp mẫu giám định thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp cần thiết, người giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác để đưa ra đánh giá, kết luận.
3. Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Trường hợp giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về Luật.
Quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tổ chức giám định tư pháp căn cứ vào hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định để lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc phù hợp, phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp.
Như vậy, theo quy định, tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp.
Lưu ý: Trường hợp giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về Luật.
Thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?
Căn cứ Điều 6a Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BVHTTDL) quy định về thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định tối đa là 03 tháng tính theo quy định tại khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
2. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
4. Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở để cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 26a Luật Giám định tư pháp 2012 (được bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định:
Thời hạn giám định tư pháp trong trường hợp trưng cầu giám định
1. Thời hạn giám định tư pháp được tính từ ngày cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định nhận được quyết định trưng cầu giám định và kèm theo đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết cho việc giám định.
Trong quá trình thực hiện giám định, trường hợp cần phải bổ sung thêm hồ sơ, tài liệu làm cơ sở cho việc giám định thì cá nhân, tổ chức được trưng cầu có văn bản đề nghị người đã trưng cầu giám định bổ sung hồ sơ, tài liệu. Thời gian từ khi cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có văn bản đề nghị đến khi nhận được hồ sơ, tài liệu bổ sung không tính vào thời hạn giám định.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan tối đa là 03 tháng.
Lưu ý: Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?