Mẫu số 09 Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu báo cáo về ở đâu?
Mẫu số 09 Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Mẫu báo cáo về ở đâu?
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất là mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 175/2024/NĐ-CP
Tải về Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất
Mẫu Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu báo cáo về ở đâu? (hình từ internet)
Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ có bao gồm những gì?
Theo Điều 58 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này.
3. Hồ sơ thiết kế xây dựng:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân: 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo; kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện; bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (đối với công trình xây dựng có công trình liền kề);
b) Đối với nhà ở riêng lẻ của tổ chức: 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng kèm theo kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện; bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (đối với công trình xây dựng có công trình liền kề).
4. Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương và khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mẫu bản vẽ thiết kế để hộ gia đình, cá nhân tham khảo khi tự lập thiết kế xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014.
Như vậy, báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
- Bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề (đối với công trình xây dựng có công trình liền kề).
Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng là gì?
Theo Điều 36 Nghị định 175/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án (khi chưa xác định chủ đầu tư) lập hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về thiết kế xây dựng theo quy định tại Nghị định này lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng.
2. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng phải phù hợp với chủ trương đầu tư và là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng. Chủ đầu tư được thuê tổ chức tư vấn, chuyên gia để góp ý hoặc thẩm tra nhiệm vụ thiết kế.
3. Nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
a) Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
b) Mục tiêu xây dựng công trình;
c) Địa điểm xây dựng công trình;
d) Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
đ) Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng, tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
4. Nhiệm vụ thiết kế xây dựng được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả và yêu cầu sử dụng dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chấp thuận bằng văn bản riêng hoặc tại nhiệm vụ thiết kế đối với nhiệm vụ thiết kế được thuê lập theo khoản 1 của Điều này.
Như vậy, nội dung chính của nhiệm vụ thiết kế xây dựng bao gồm:
- Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng;
- Mục tiêu xây dựng công trình;
- Địa điểm xây dựng công trình;
-Các yêu cầu về quy hoạch, cảnh quan và kiến trúc của công trình;
- Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng, tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng phế liệu sắt thép gang nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo Công văn 24?
- Hướng dẫn cách xem camera giao thông TP. Hồ Chí Minh trực tiếp: Tránh kẹt xe, ngập nước chính xác?
- Nghị định thay thế Nghị định 15? Nghị định 15 còn hiệu lực không? Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn theo Nghị định 175 là mẫu nào? Tải mẫu tại đâu?