Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội? Cơ quan nào có trách nhiệm trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội?
- Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội?
- Người lao động ra nước ngoài để định cư thì có được hưởng hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần không?
- Trường hợp nào người lao động bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội?
Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 5 Thông tư 102/2018/TT-BTC quy định về hệ thống sổ kế toán như sau:
Quy định về hệ thống sổ kế toán
1. Ngoài các sổ kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 16 sổ kế toán chi tiết áp dụng cho các cơ quan BHXH.
2. Danh mục, biểu mẫu 16 sổ kế toán bổ sung tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội là mẫu S82-BH nằm trong phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 102/2018/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu S82-BH - Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
TẢI VỀ Tổng hợp mẫu Hệ thống sổ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Mẫu sổ chi tiết chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội? Cơ quan nào có trách nhiệm trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
Người lao động ra nước ngoài để định cư thì có được hưởng hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần không?
Theo Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư như sau:
Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.
Như vậy, người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.
Trường hợp nào người lao động bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng như sau:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất cảnh trái phép;
b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Như vậy, người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xuất cảnh trái phép;
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?