Mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay?
- Doanh nghiệp tư nhân phải mở sổ chi tiết tài khoản khi nào?
- Người giữ và ghi sổ chi tiết tài khoản trong doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm như thế nào?
Mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Sổ chi tiết tài khoản dùng cho một số tài khoản thuộc loại thanh toán nguồn vốn mà chưa có mẫu sổ riêng như các TK 136, 138, 141, 157, 161, 171, 221, 222, 242, 244, 333, 334, 335, 336, 338, 344, 352, 353, 356,411, 421, 441, 461, 466, ...
Mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân Mẫu số S38-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay.
Mẫu sổ chi tiết tài khoản
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay?
Căn cứ và phương pháp ghi sổ chi tiết tài khoản áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân Mẫu số S38-DN Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ chi tiết các tài khoản được mở theo từng tài khoản, theo từng đối tượng thanh toán (theo từng nội dung chi phí, nguồn vốn...).
- Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
- Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
- Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
- Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi thanh toán của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
Doanh nghiệp tư nhân phải mở sổ chi tiết tài khoản khi nào?
Sổ chi tiết tài khoản là một trong những mẫu sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục số 04 ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do đó việc mở sổ được thực hiện theo khoản 1 Điều 124 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Mở, ghi sổ kế toán và chữ ký
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi tõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khoá sổ: Cuối kỳ kế toán phải khoá sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khoá sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân phải mở sổ chi tiết tài khoản vào đầu kỳ kế toán năm.Đối với doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, sổ chi tiết tài khoản phải mở từ ngày thành lập.
Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm ký duyệt sổ chi tiết tài khoản.
Người giữ và ghi sổ chi tiết tài khoản trong doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm như thế nào?
Người giữ và ghi sổ chi tiết tài khoản trong doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm theo Điều 123 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ chi tiết tài khoản phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ chi tiết tài khoản giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ chi tiết tài khoản giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?