Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
- Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
- Sổ địa chính được lập như thế nào? Chỉnh lý biến động trên sổ địa chính chỉ được thực hiện khi nào?
- Hướng dẫn lập Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất được quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
- Mẫu Sổ địa chính mới nhất là Mẫu số 01/ĐK có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Sổ địa chính mới nhất
- Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất là Mẫu số 02/ĐK có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất
Mẫu Sổ địa chính và Mẫu Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất? (Hình từ Internet)
Sổ địa chính được lập như thế nào? Chỉnh lý biến động trên sổ địa chính chỉ được thực hiện khi nào?
Căn cứ hướng dẫn tại Phụ lục 06 ban hành kèm Thông tư 10/2024/TT-BTNMT như sau:
I. Nguyên tắc chung
1. Sổ được lập theo từng xã, phường, thị trấn hoặc theo cấp huyện đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã; thể hiện kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo từng thửa đất và từng thửa đất dạng hình tuyến (sau đây gọi chung là thửa đất); thông tin của mỗi thửa đất được thể hiện vào 01 trang sổ riêng.
2. Thửa đất có nhà chung cư, nhà ở hỗn hợp, công trình xây dựng khác của dự án bất động sản thì ngoài việc thể hiện thông tin về thửa đất và nhà chung cư, nhà ở hỗn hợp, công trình xây dựng khác của dự án bất động sản quy định tại điểm 1 mục này, còn thể hiện kết quả đăng ký theo từng căn hộ, mỗi căn hộ được thể hiện vào 01 trang sổ riêng.
3. Việc chỉnh lý biến động trên sổ địa chính chỉ được thực hiện đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục đăng ký biến động.
4. Trường hợp đăng ký biến động mà có thay đổi một trong các thông tin đã đăng ký trên sổ địa chính nhưng không hình thành thửa đất mới hoặc căn hộ mới thì cập nhật thông tin mới thay đổi vào trang sổ địa chính của thửa đất, căn hộ chung cư đó để thay thế thông tin cũ đã thay đổi; thông tin cũ trước khi biến động sẽ được chuyển thành thông tin lịch sử để tra cứu khi cần thiết.
5. Sau khi cập nhật, chỉnh lý sổ địa chính cho mỗi trường hợp đăng ký, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện ký (điện tử) vào góc dưới bên phải của trang sổ địa chính theo thẩm quyền.
Theo đó, Sổ địa chính được lập theo từng xã, phường, thị trấn hoặc theo cấp huyện đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Sổ địa chính thể hiện kết quả đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo từng thửa đất và từng thửa đất dạng hình tuyến (sau đây gọi chung là thửa đất); thông tin của mỗi thửa đất được thể hiện vào 01 trang sổ riêng.
Bên cạnh đó, việc chỉnh lý biến động trên sổ địa chính chỉ được thực hiện đối với các trường hợp đã hoàn thành thủ tục đăng ký biến động.
Hướng dẫn lập Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất?
Tại Phụ lục 06 ban hành kèm Thông tư 10/2024/TT-BTNMT có quy định hướng dẫn lập Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mới nhất như sau:
Số cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (GCN) như sau:
(1) Quyển số: ghi thứ tự liên tục, bắt đầu từ số 01.
(2) Các trang nội dung sổ được ghi như sau:
- Cột Số thứ tự: ghi thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự ký cấp GCN, bắt đầu từ số 01.
- Cột Tên và giấy tờ pháp nhân/nhân thân của người được cấp GCN: ghi như trên GCN đã cấp.
- Cột Số phát hành GCN: ghi phát hành GCN in ở góc dưới bên trái trang 1 của GCN.
- Cột Ngày ký GCN: ghi ngày …/…/… ký GCN.
- Cột Ngày trao GCN: ghi ngày ... /.../... trao GCN cho người được cấp GCN hoặc đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả.
- Cột Họ tên, chữ ký của người nhận GCN: người nhận GCN là đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả hoặc người đại diện của tổ chức ký, ghi rõ họ tên và chức danh của người ký.
- Cột Ghi chú để ghi chú thích đối với những trường hợp sau:
+ Trường hợp bị thu hồi, hủy, cấp lại, cấp đổi GCN thì gạch bằng mực đỏ vào dòng ghi thông tin về GCN đã trao và ghi lý do vào cột Ghi chú;
+ Trường hợp đã ghi thông tin vào sổ cấp Giấy chứng nhận mà phát hiện GCN có sai sót thì ghi “Tiêu hủy Giấy chứng nhận do ... (ghi lý do tiêu hủy)” vào cột Ghi chú;
+ Trường hợp cấp giấy cho chủ sở hữu căn hộ thì ghi tên của nhà chung cư/công trình xây dựng vào cột Ghi chú;
+ Trường hợp người nhận GCN là người được ủy quyền thì phải có giấy tờ ủy quyền và ghi chú “Được ủy quyền theo văn bản số ... ngày…/…/…” vào cột Ghi chú; trường hợp người nhận GCN là người đại diện cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả thì ghi chú: “... (ghi tên cơ quan nhận hồ sơ và trả kết quả), đại diện là ... (ghi thông tin người nhận GCN)” vào cột Ghi chú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?