Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?
- Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?
- Để sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cần đáp ứng điều kiện gì?
- Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES bao gồm những phần nào của động thực vật?
Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?
Khai thác mẫu vật loài động vật, thực vật là hoạt động lấy mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã trong môi trường tự nhiên (khoản 9 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định như sau:
PHỤ LỤC
(Kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)
Mẫu số 11 | Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước |
Mẫu số 12 | Đề nghị cấp giấy phép CITES/sample request for cites permit |
Mẫu số 13 | Đề nghị cấp ấn phẩm chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm/sample request for cites souvernir export certificate |
Mẫu số 14 | Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES |
Mẫu số 15 | Đề nghị cấp giấy phép CITES nhập nội từ biển/chứng chỉ CITES mẫu vật tiền công ước/sample request for cites certificate |
Mẫu số 16 | Mẫu sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường |
Mẫu số 16A | Sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (không áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng) |
Theo đó, Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES là Mẫu số 14 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP:
Tải về Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
Mẫu Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES? (hình từ internet)
Để sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cần đáp ứng điều kiện gì?
Để sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 29 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
1. Điều kiện chế biến, kinh doanh:
a) Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước;
b) Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;
c) Có sổ theo dõi hoạt động theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, để sản xuất, chế biến mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES cần đáp ứng điều kiện sau:
- Cơ sở chế biến, kinh doanh và hoạt động chế biến, kinh doanh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thực hiện theo quy định của Nghị định này, pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật, thú y, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước;
- Mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Nghị định này;
- Có sổ theo dõi hoạt động ; chịu sự kiểm tra của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES bao gồm những phần nào của động thực vật?
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES được quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ được hiểu như sau:
...
5. Bộ phận của động vật, thực vật hoang dã nguy cấp là bất kỳ thành phần nào (như da, vỏ, rễ) ở dạng thô hay đã qua sơ chế (như bảo quản, làm bóng...) có khả năng nhận dạng được của loài đó.
...
7. Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bao gồm động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó.
8. Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
...
Như vậy, mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp bao gồm động vật, thực vật hoang dã còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất của các loài đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?