Mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Sổ theo dõi người lao động nước ngoài được sử dụng để làm gì?
Mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Sổ theo dõi người lao động nước ngoài (Hình từ Internet)
Sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo mẫu số 14/PLl tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu sổ theo dõi người lao động nước ngoài
Sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được sử dụng để làm gì?
Sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 30 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 11 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP) như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
6. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thực hiện chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
Làm việc cho người sử dụng lao động quy định tại điểm a, b, h, i, k, l khoản 2 Điều 2 và cơ quan, tổ chức quy định tại điểm c, d, e khoản 2 Điều 2 Nghị định này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập;
Làm việc cho người sử dụng lao động tại nhiều địa điểm trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Người sử dụng lao động quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 có trụ sở chính tại một tỉnh, thành phố nhưng có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại tỉnh, thành phố khác và người sử dụng lao động quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị định này có thể lựa chọn thực hiện việc chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; cấp, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép lao động tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Khi nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động phải vào sổ theo dõi theo Mẫu số 14/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những giấy tờ có trong hồ sơ và thời hạn trả lời;
d) Trường hợp không xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, không cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 15/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan địa phương hướng dẫn, tuyên truyền Nghị định này;
e) Thực hiện quản lý nhà nước và người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
g) (bị bãi bỏ bởi điểm b Khoản 14 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP);
h) Thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
i) Trước ngày 30 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 03/PLII Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
...
Theo đó, sổ theo dõi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là nơi cập nhật những thông tin về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép lao động; xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cập nhật những thông tin trên và khi nhận hồ sơ phải có giấy biên nhận trao cho người sử dụng lao động. Trong giấy biên nhận phải ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những giấy tờ có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thời hạn bao lâu?
Thời hạn của giấy phép lao động được quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
...
Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?