Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non? Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ mầm non?

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non? Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ mầm non? Thực đơn được xây dựng như thế nào? Các bữa ăn của trẻ mẫu giáo được phân phối năng lượng thế nào?

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non?

Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, mẫu số theo dõi sức khỏe của trẻ mầm non (từ 3 tháng tuổi đến < 6 tuổi) có dạng như sau:

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non

TẢI VỀ: Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non mới nhất

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non? Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ mầm non?

Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mẫu giáo? Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ mầm non? (Hình từ Internet)

Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của trẻ mầm non? Thực đơn được xây dựng thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Phần I Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì bữa ăn học đường hay bữa ăn ở trường học là bữa ăn được chuẩn bị để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho các em học sinh ở trường học.

Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều. Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần I Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì bữa ăn học đường sẽ có vai trò như sau:

- Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập và vận động, phát triển thể lực và trí lực theo lứa tuổi.

- Cung cấp, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm cho các đối tượng học sinh trong diện chính sách được miễn phí bữa ăn học đường giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, đủ sức khỏe để học tập.

- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe ở học sinh.

- Hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì...

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 quy định bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý. Cụ thể:

- Thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng. Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.

- Thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phù hợp theo quy định và điều kiện của từng cơ sở.

- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm sẵn có ở địa phương và chế biến phù hợp với khẩu vị của học sinh.

- Thực đơn cần có sữa tươi và các chế phẩm từ sữa bảo đảm theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Thực đơn hạn chế sử dụng đường và muối. Lượng đường không quá 15g/học sinh/ngày. Muối không quá 4g/ngày đối với học sinh tiểu học; không quá 3g/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi; không nên cho gia vị, muối vào thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi; nên sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn.

Các bữa ăn của trẻ mẫu giáo được phân phối năng lượng thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học, ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì năng lượng phân phối cho các bữa ăn của trẻ mẫu giáo (36 - 72 tháng) như sau:

- Số bữa ăn cho trẻ mẫu giáo tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.

+ Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày.

+ Bữa chiều cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày.

Lưu ý: Trong điều kiện cho phép (về nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất...) cơ sở có thể tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, khi tổ chức phải được sự thống nhất của ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. Bữa sáng cung cấp khoảng 10% - 15% nhu cầu năng lượng cả ngày.

Sổ theo dõi sức khỏe học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi sức khỏe học sinh THPT mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh được thực hiện vào thời điểm nào?
Pháp luật
Mẫu Sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh các cấp? Ai có nhiệm vụ lập và ghi chép sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh?
Pháp luật
Mẫu Sổ theo dõi sức khỏe trẻ mầm non? Bữa ăn học đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe trẻ mầm non?
Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi sức khỏe học sinh tiểu học mới nhất năm 2023 có dạng như thế nào? Tải mẫu sổ theo dõi sức khỏe hoc sinh ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sổ theo dõi sức khỏe học sinh
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,259 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sổ theo dõi sức khỏe học sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sổ theo dõi sức khỏe học sinh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào