Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non? Cách viết Sổ theo dõi trẻ mầm non?
Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên như sau:
Hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
…
3. Đối với giáo viên
a) Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;
b) Sổ theo dõi trẻ em;
c) Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
Theo đó, sỗ theo dõi trẻ em mầm non dành cho giáo viên trường mầm non là hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải có.
Hiện nay, Luật Giáo dục 2019 và các văn bản pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non.
Giáo viên, nhà trường có thể tham khảo Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non? Cách viết Sổ theo dõi trẻ mầm non? (Hình từ Internet)
Cách viết Sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non? Giáo viên trường mầm non có những nhiệm vụ gì?
Hướng dẫn cách viết Sổ theo dõi trẻ mầm non dành cho giáo viên trường mầm non:
- Cập nhật thông tin hàng ngày
- Đánh dấu:
(✓): Hoàn thành tốt
(△): Cần cải thiện
(×): Chưa hoàn thành
- Ghi chú chi tiết khi cần thiết
- Lưu ý những thay đổi bất thường
- Trao đổi thường xuyên với phụ huynh
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định nhiệm vụ của giáo viên như sau:
(1) Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
(2) Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
(3) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
(4) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
(5) Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
(6) Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
Trường mầm non có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non như sau:
- Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.
- Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.
- Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.
- Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?