Mẫu sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài là mẫu nào? Khi chưa hết năm mà sử dụng sang sổ khác thì phải ghi sổ như thế nào?
- Mẫu sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài là mẫu nào?
- Khi chưa hết năm mà sử dụng sang sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo khác thì Trung tâm trọng tài phải ghi sổ như thế nào?
- Trung tâm trọng tài sử dụng sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng mẫu có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Mẫu sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài là mẫu nào?
Mẫu sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài là Mẫu số 28/TP-TTTM được ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BTP.
Tải về Mẫu sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài.
Lưu ý: sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài được thiết kế để sử dụng trên khổ giấy A3.
Khi chưa hết năm mà sử dụng sang sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo khác thì Trung tâm trọng tài phải ghi sổ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2012/TT-BTP quy định về nguyên tắc ghi biểu mẫu sổ, cách thức sử dụng các loại biểu mẫu, lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách:
Theo đó, trong trường hợp chưa hết năm mà sử dụng sang sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo khác, thì Trung tâm trọng tài phải lấy tiếp số thứ tự cuối cùng của sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo trước, không được ghi từ số 01.
Một số những lưu ý trong việc ghi sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung tâm trọng tài:
(i) Việc sử dụng sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo đúng quy cách, phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác nội dung yêu cầu trong biểu mẫu, nghiêm cấm thay đổi nội dung và hình thức của các loại biểu mẫu.
(ii) Sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo được mở theo từng năm, trong trường hợp các loại sổ được làm trên máy vi tính thì hàng tháng phải in ra, có đóng dấu của Tổ chức trọng tài từng trang.
Cuối sổ có ký tên, đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức trọng tài.
(iii) Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết cùng một loại mực. Nội dung cần ghi có thể được thực hiện qua máy vi tính.
(iv) Sổ phải viết liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống, phải đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối số.
(v) Việc lưu trữ các báo cáo, hồ sơ, sổ sách được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khi chưa hết năm mà sử dụng sang sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo khác thì Trung tâm trọng tài phải ghi sổ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm trọng tài sử dụng sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng mẫu có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 26 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài ở nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
đ) Thông báo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
e) Đăng báo không đầy đủ nội dung, không đúng thời hạn, số lần về việc thành lập, chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
g) Niêm yết không đầy đủ nội dung chủ yếu về đăng ký hoạt động của trung tâm trọng tài hoặc danh sách trọng tài viên;
h) Sử dụng không đúng hoặc ghi không đầy đủ sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
i) Đăng ký không đúng thời hạn việc thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động, người đại diện theo pháp luật, địa điểm đặt trụ sở của trung tâm trọng tài; trưởng chi nhánh, địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của trung tâm trọng tài hoặc thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài, trưởng chi nhánh, địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài;
k) Thực hiện không đúng, không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 3 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp Trung tâm trọng tài sử dụng sổ theo dõi và giải quyết khiếu nại, tố cáo không đúng mẫu thì không bị đình chỉ hoạt động mà bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?