Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự mới nhất?
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự mới nhất được quy định là Mẫu số 04-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP.
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng
Mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng trong tố tụng dân sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng?
Căn cứ Nghị quyết 01/ 2017/NQ-HĐTP, mẫu thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng được hướng dẫn cách viết như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) và (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người phải nộp tạm ứng chi phí tố tụng; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức phải nộp tạm ứng chi phí tố tụng. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi tên và tư cách đương sự của người phải nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng: Ví dụ nếu nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng thì ghi “Ông Nguyễn Văn A là nguyên đơn”.
(5) và (9) Tùy từng trường hợp mà ghi loại chi phí tố tụng phải nộp tạm ứng, ví dụ: chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài thì ghi “ủy thác tư pháp ra nước ngoài”.
(6) Tùy từng trường hợp mà ghi điều khoản của Bộ luật tố tụng dân sự mà Tòa án căn cứ để thông báo nộp tạm ứng chi phí tố tụng, ví dụ: chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài trong việc dân sự thì ghi “khoản 2 Điều 152”.
(7) và (10) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: cho Ông, cho Bà biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
(8) Tùy từng trường hợp, căn cứ quy định của pháp luật mà Tòa án ghi thời hạn đương sự phải nộp chi phí tố tụng. Ví dụ theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng thì: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu Tòa án triệu tập người làm chứng phải nộp tiền tạm ứng chi phí cho người làm chứng.” Trường hợp này Tòa án ghi “05 ngày làm việc”.
Đối với trường hợp mà pháp luật không quy định thì thời hạn đương sự phải nộp chi phí tố tụng là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.
Việc nộp tiền tạm ứng chi phí tố tụng là nghĩa vụ của đương sự đúng không?
Quyền, nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
...
Theo đó, đương sự có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?