Mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào?
Mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất?
Mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 03-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Theo đó, mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện
Mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu này thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính?
Kèm theo mẫu thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính - Mẫu số 03-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn cách viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra thông báo trả lại đơn khởi kiện; nếu Tòa án ra thông báo trả lại đơn khởi kiện là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội). Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh, (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số, năm ban hành thông báo (ví dụ: số 20/2017/TB-TA).
(3) và (4) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức khởi kiện. Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Anh Trần Văn B).
(5) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (3) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: của Ông; của Bà); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (3).
(6) Ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện theo trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 hoặc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật TTHC.
(7) Trả lại đơn khởi kiện thuộc trường hợp nào thì căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 122 hoặc điểm cụ thể nào khoản 1 Điều 123 của Luật TTHC.
(8) Ghi như (1).
(9) Ghi tên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án nhân dân ra thông báo.
Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong trường hợp nào?
Việc trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Trả lại đơn khởi kiện
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính trong các trường hợp sau đây:
- Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
- Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
- Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
- Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015 mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 Luật Tố tụng hành chính 2015;
- Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Tố tụng hành chính 2015 mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
Lưu ý:
- Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
- Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?