Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào?
- Người lao động có chịu các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên kế toán khi được tuyển dụng không?
- Doanh nghiệp được tuyển dụng nhân viên kế toán nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý điều hành khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định của pháp luật và các văn bản có liên quan không có quy định về mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động hoặc các đơn vị tuyển dụng có thể tham khảo qua mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm dưới đây:
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm 01 Tải về
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm 02 Tải về
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm 03 Tải về
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm 04 Tải về
Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng? (Hình từ Internet)
Người lao động có chịu các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng nhân viên kế toán khi được tuyển dụng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc tuyển dụng nhân viên như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Theo đó, người lao động sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc tuyển dụng nhân viên kế toán theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp được tuyển dụng nhân viên kế toán nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý điều hành khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng nhân viên kế toán nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý điều hành và lao động kỹ thuật khi người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được pháp luật quy định bao gồm:
- Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
+ Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
+ Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
+ Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
+ Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
+ Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?
- Phụ lục Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT về mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu?