Mẫu thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán là mẫu nào?
Mẫu thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán là mẫu nào?
Mẫu thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán là Mẫu số 87 được ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
Hướng dẫn lập thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán:
1. Loại file: excel.
2. Font: Times New Roman, cỡ chữ 12.
3. Cột (3): Bao gồm một trong các chức vụ sau: (Tổng) giám đốc, Phó (Tổng) giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chi nhánh, Trưởng (Phó) bộ phận, Trưởng (Phó) phòng, nhân viên.
4. Cột (7), (8), (9): Định dạng theo date (DD/MM/YYYY).
5. Cột (6): Chứng chỉ môi giới chứng khoán: MG, Chứng chỉ phân tích tài chính: PT, Chứng chỉ quản lý quỹ: QU.
6. Cột (12): Đánh dấu (x) nếu người hành nghề có quản lý tài khoản ủy thác của khách hàng.
Tải về Mẫu thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán.
Tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán phải thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán khi nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, giám sát người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán:
Theo đó, trách nhiệm của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán, người đại diện theo pháp luật của tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán như sau:
- Bố trí, sử dụng người hành nghề chứng khoán phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán mà người đó được cấp;
- Giám sát người hành nghề chứng khoán bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày:
+ Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc
+ Phát hiện người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán,
Tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình sử dụng người hành nghề theo Mẫu số 87 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP, kèm theo:
+ Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng (đối với trường hợp tuyển dụng), hoặc
+ Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với trường hợp nghỉ việc), hoặc
+ Biên bản phát hiện vi phạm của người hành nghề chứng khoán (nếu có);
- Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình sử dụng người hành nghề tại công ty của năm trước liền kề theo Mẫu số 87 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Hay nói cách khác, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày:
+ Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động với người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc
+ Phát hiện người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán,
Tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán thông báo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tình hình sử dụng người hành nghề theo Mẫu số 87 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP, kèm theo:
+ Hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng (đối với trường hợp tuyển dụng), hoặc
+ Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (đối với trường hợp nghỉ việc), hoặc
+ Biên bản phát hiện vi phạm của người hành nghề chứng khoán (nếu có);
Tổ chức sử dụng người hành nghề chứng khoán phải thông báo về tình hình người hành nghề chứng khoán khi nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hành nghề chứng khoán được quy định như thế nào?
Nguyên tắc hành nghề chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP; cụ thể như sau:
- Người có chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Người có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;
- Người có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị sử dụng khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một:
+ Công ty chứng khoán,
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,
+ Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán và
Đồng thời phải được công ty đó thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Người có 01 trong 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 216 Nghị định 155/2020/NĐ-CP và có chứng chỉ chuyên môn chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện nghiệp vụ tương ứng với chứng chỉ đang nắm giữ liên quan đến chứng khoán phái sinh tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
- Người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được làm việc tại 01 bộ phận nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong một thời điểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?