Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác mới nhất hiện nay? Các trường hợp nào tổ hợp tác sẽ chấm dứt hoạt động?
Các trường hợp nào tổ hợp tác sẽ chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định tổ hợp tác sẽ chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
- Mục đích hợp tác đã đạt được;
- Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
- Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
Lưu ý: Nếu tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theo sự thỏa thuận của các thành viên thì phải được 100% tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Chấm dứt hoạt động tổ hợp tác (Hình từ Internet)
Tổ hợp tác khi chấm dứt hoạt động có cần thông báo với cơ quan nhà nước không?
Theo Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác cụ thể như sau:
Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
2. Việc chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (Mẫu I.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi tổ hợp tác chấm dứt hoạt động thì cũng phải thực hiện thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động. Thời hạn để thực hiện thông báo là trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Mẫu I.03 được ban hành kèm theo Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì hiện nay Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác sẽ được thực hiện theo mẫu sau đây:
Tải Mẫu thông báo về việc chấm dứt hoạt động tổ hợp tác tại đây
Tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động được xử lý như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định việc xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động được thực hiện như sau:
- Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, tổ hợp tác phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác bằng tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
- Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.
- Đối với các tài sản hình thành từ nguồn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc được tặng, cho bởi cá nhân, tổ chức khác mà theo yêu cầu của Nhà nước hoặc bên tặng, cho, tổ hợp tác không có quyền định đoạt phần tài sản này, thì khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải bàn giao cho Ủy ban nhân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải được ghi vào hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên theo quy định của hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?