Mẫu thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất? Dừng giải quyết yêu cầu bồi thường trong những trường hợp nào?
Mẫu thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 04/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về mẫu thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu thông báo về việc dừng việc giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước mới nhất: Tại đây.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 04/BTNN:
(1) Chữ viết tắt của cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3)(4) Ghi thông tin người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(5) Ghi tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(6) Ghi số, ngày tháng ban hành Thông báo thụ lý yêu cầu bồi thường.
(7) Ghi lý do dừng việc giải quyết bồi thường tương ứng với các điểm quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(8) Ghi điểm tương ứng với lý do dừng việc giải quyết bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(9) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
Dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Cơ quan có thẩm quyền dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường
...
4. Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường phải được thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. Trường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan giải quyết bồi thường dừng việc giải quyết, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.
5. Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Mục này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước, xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường trong những trường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ sau:
- Yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Thời hiệu yêu cầu bồi thường đã hết;
- Yêu cầu bồi thường không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Chương II của Luật này;
- Người yêu cầu bồi thường không phải là người có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 5 của Luật này;
- Hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 41 của Luật này mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này;
- Yêu cầu bồi thường đã được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 của Luật này và đã được Tòa án có thẩm quyền thụ lý theo thủ tục tố tụng dân sự;
- Yêu cầu bồi thường đã được Tòa án có thẩm quyền chấp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật này;
- Yêu cầu bồi thường đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 43 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 được phân tích như trên thì cơ quan có thẩm quyền dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước là cơ quan giải quyết bồi thường.
Và dẫn chiếu đến khoản 7 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì:
Cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền dừng giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?