Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu thì có bị giải thể không?
Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã mới nhất?
Về Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã thì hiện nay đang được sử dụng theo mẫu tại Phụ lục II-14 ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
Tải Mẫu thông báo về việc giải thể hợp tác xã mới nhất tại đây:
Giải thể hợp tác xã (Hình từ Internet)
Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu thì có bị giải thể không?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Giải thể tự nguyện:
Đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên quyết định việc giải thể tự nguyện và thành lập hội đồng giải thể tự nguyện. Hội đồng giải thể tự nguyện gồm đại diện hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, ban điều hành, đại diện của thành viên, hợp tác xã thành viên.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết giải thể tự nguyện, hội đồng giải thể tự nguyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Thông báo về việc giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về việc giải thể;
b) Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
2. Giải thể bắt buộc:
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
đ) Theo quyết định của Tòa án.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu như hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong 12 tháng liên tục thì mới thuộc trường hợp bắt buộc phải giải thể.
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định hợp tác xã phải có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Thủ tục giải thể hợp tác xã khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Nghị định 193/2013/NĐ-CP thì thủ tục giải thể hợp tác xã khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu được thực hiện như sau:
(1) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;
(2) Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể.
- Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân;
- Ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký;
- Ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên;
(3) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể:
- Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc;
- Thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng;
- Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 Luật Hợp tác xã 2012.
Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
(4) Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định trên đây, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.
(5) Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?