Mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào?
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 218/2016/TT-BQP như sau:
Quy cách phôi mẫu, cơ sở vật chất cấp Chứng minh và Thẻ
...
4. Hồ sơ đăng ký, quản lý
a) Tờ khai cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh;
b) Tờ khai cấp Thẻ;
c) Sổ đăng ký cấp Chứng minh và Thẻ (tờ khai cấp Chứng minh lần đầu mẫu M1a, M1b; tờ khai cấp đổi, cấp lại Chứng minh mẫu M2a, M2b; tờ khai cấp Thẻ mẫu M3a, M3b, M3c; sổ đăng ký cấp Chứng minh và Thẻ kèm theo Thông tư này).
Như vậy, mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định theo mẫu M1a ban hành kèm theo Thông tư 218/2016/TT-BQP.
TẢI VỀ Mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Mẫu tờ khai cấp lần đầu Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam?
Thẩm quyền cấp Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 218/2016/TT-BQP như sau:
Thẩm quyền cấp Chứng minh và Thẻ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
2. Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thẻ sĩ quan dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Người chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và tương đương cấp Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
5. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
6. Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Như vậy, người có thẩm quyền cấp Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:
(1) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
(2) Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy.
(3) Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp nhằm mục đích gì?
Mục đích sử dụng Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 218/2016/TT-BQP như sau:
Mục đích, nguyên tắc cấp, sử dụng Chứng minh và Thẻ
1. Mục đích sử dụng Chứng minh
a) Giấy chứng minh sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân (sau đây gọi chung là Nghị định số 130/2008/NĐ-CP);
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là Nghị định số 59/2016/NĐ-CP).
2. Mục đích sử dụng Thẻ
a) Chứng minh người được cấp Thẻ là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân;
b) Phục vụ công tác quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 130/2008/NĐ-CP quy định:
Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là Giấy chứng minh sĩ quan) chỉ cấp cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đang phục vụ tại ngũ.
2. Giấy chứng minh sĩ quan được cấp nhằm mục đích sau:
a) Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;
c) Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.
Như vậy, theo quy định, Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được cấp nhằm mục đích:
(1) Chứng minh người được cấp Giấy chứng minh sĩ quan là sĩ quan đang phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
(2) Phục vụ công tác chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và thực hiện các giao dịch dân sự;
(3) Phục vụ công tác quản lý sĩ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?