Mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng?
- Mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng?
- Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng?
- Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng như thế nào?
Mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng?
Hiện nay, mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mới nhất 2023 là Mẫu 36 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
TẢI VỀ mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mới nhất 2023
Ai có thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng?
Thẩm quyền xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng được quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
...
Dẫn chiếu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép
1. Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, bao gồm:
a) Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định của Nghị định này.
b) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định này và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố;
d) Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
...
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng.
Mẫu Tờ khai đăng ký công trình sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng như thế nào?
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp sử dụng nước dưới đất tự cháy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản kê khai 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 36 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình;
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
Lưu ý:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai (đã được xác nhận) cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
- Cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm trước ngày 15 tháng 12 tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?