Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ký quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi để cấp cho người đăng ký lại nuôi con nuôi có yếu có nước ngoài?
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài có được nhận trẻ em khuyết tật làm con nuôi được không?
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định tại STT 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP như sau:
Tải mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi cho việc đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: TẠI ĐÂY.
Mẫu tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền ký quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi để cấp cho người đăng ký lại nuôi con nuôi có yếu có nước ngoài?
Cơ quan nào có thẩm quyền ký quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi để cấp cho người đăng ký lại nuôi con nuôi có yếu có nước ngoài, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP về đăng ký lại việc nuôi con nuôi như sau:
Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
1. Việc nuôi con nuôi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng cả Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ đăng ký nuôi con nuôi bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại, nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Sở Tư pháp nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây thực hiện đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
3. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi đó, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
5. Trong mục ghi chú của bản chính các giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này và Sổ đăng ký nuôi con nuôi phải ghi rõ là đăng ký lại.
Theo quy định trên thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ thì Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền ký quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi để cấp cho người đăng ký lại nuôi con nuôi có yếu có nước ngoài là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài có được nhận trẻ em khuyết tật làm con nuôi được không?
Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài có được nhận trẻ em khuyết tật làm con nuôi được không, thì theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 về các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
b) Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
c) Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
d) Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
đ) Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
3. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
4. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Như vậy, thì theo quy định trên thì người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận trẻ em khuyết tật làm con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?