Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không?
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và điểm a khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
...
Như vậy, theo quy định, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là loại hình được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu có phải là loại hình được bảo hộ quyền tác giả không? (Hình từ Internet)
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định thế nào?
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL như sau:
Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư
Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu:
1. Phụ lục 1 - Mẫu Tờ khai đăng ký quyền tác giả; Mẫu Tờ khai đăng ký quyền liên quan:
...
c) Mẫu số 03: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính;
d) Mẫu số 04: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc;
đ) Mẫu số 05: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh;
e) Mẫu số 06: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu;
g) Mẫu số 07: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa, giáo trình;
h) Mẫu số 08: Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
i) Mẫu số 09: Tờ khai đăng ký quyền liên quan.
...
Như vậy, mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL.
TẢI VỀ mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu tại đây.
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là bao lâu?
Thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) như sau:
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
...
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, thời hạn bảo hộ quyền tài sản đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối với tác phẩm điện ảnh: thời hạn bảo hộ quyền tài sản là 75 (bảy mươi lăm năm) kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
Đối với tác phẩm điện ảnh chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
(2) Đối với tác phẩm sân khấu: thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết;
Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?