Mẫu Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
- Mẫu Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
- Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần phải thống kê trong mẫu số 01/CPH hay không?
- Tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
Mẫu Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Theo đó, Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo mẫu số 01/CPH ban hành kèm theo Thông tư 57/2022/TT-BTC như sau:
TẢI VỀ Mẫu Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
Mẫu Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần phải thống kê trong mẫu số 01/CPH hay không?
Căn cứ vào điểm g Điều 7 Thông tư 57/2022/TT-BTC quy định về Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Thời hạn khai, nộp vào ngân sách nhà nước và mẫu tờ khai
...
g) Tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần:
Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp lần đầu, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa có trách nhiệm tự xác định số tiền thu từ cổ phần hóa phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 32/2021/TT-BTC, khoản 2 Điều 17 Thông tư số 111/2020/TT-BTC và thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH kèm theo Thông tư này.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày có quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt quyết toán tiền thu từ cổ phần hóa tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa có trách nhiệm khai, nộp khoản chênh lệch tăng thêm so với số đã nộp (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Thông tư số 32/2021/TT-BTC và khoản 2 Điều 17 Thông tư số 111/2020/TT-BTC theo Tờ khai quyết toán số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 02/QT-CPH kèm theo Thông tư này.
Theo đó, công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa có trách nhiệm tự xác định số tiền thu từ cổ phần hóa phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước theo Tờ khai số thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập - Mẫu số 01/CPH.
Trong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần được xử lý như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 17 Thông tư số 111/2020/TT-BTC quy định về Tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần như sau:
Trường hợp giữ nguyên phần vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, số tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập được xử lý như sau:
- Để lại cho đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá.
- Phần thặng dư vốn của số cổ phần phát hành thêm được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư. Số tiền còn lại của phần thặng dư vốn (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ và nộp theo quy định của pháp luật về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó:
+ Phần thặng dư của số cổ phần phát hành thêm được quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP.
+ Số tiền để lại cho công ty cổ phần được xác định như sau :
Trường hợp bán phần vốn nhà nước:
Số tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để thanh toán chi phí chuyển đổi và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư theo quy định, số còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) được nộp theo quy định của pháp luật về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường hợp bán phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm, số tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập được xử lý như sau:
- Nộp phần giá trị bán cổ phần nhà nước (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) theo quy định của pháp luật về thu, sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập.
- Số tiền còn lại xử lý như quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?