Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào?
Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào?
Theo Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 thì Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập 05 năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 06 tháng.
Tham khảo mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới dưới đây:
Tải về Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới.
Lưu ý: Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Chi ủy chi bộ do Đại hội chi bộ trực tiếp bầu đúng không?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 17 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 có quy định như sau:
Bầu cấp ủy
1. Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp ủy khóa mới do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị, đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp ủy viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về khung số lượng cấp ủy viên ở mỗi đảng bộ).
2. Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
3. Tiến hành ứng cử, đề cử.
4. Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử.
5. Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6. Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số ủy viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
7. Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp ủy khoá mới.
8. Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên; nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ.
9. Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp ủy cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp ủy cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chi ủy chi bộ do Đại hội chi bộ trực tiếp bầu.
Theo đó, Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi ủy, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi ủy viên
Đối với nơi không bầu chi ủy thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ.
Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Có mấy hình thức bầu cử trong Đảng theo quy định?
Căn cứ vào Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định có 02 hình thức bầu xử trong Đảng, cụ thể như sau:
(1) Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
(2) Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Lưu ý:
- Kết quả bầu cử trong Đảng được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 15 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024.
- Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý tương ứng với họ và tên người nào thì không tính vào kết quả bầu cử (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
(Theo Điều 30 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 14/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định quản lý ngân quỹ Nhà nước theo phương án điều hành ra sao?
- Mẫu số 04 Mẫu Tờ trình cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 mới nhất?
- Lời dẫn chương trình Tết trồng cây năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình hưởng ứng Tết trồng cây 2025?
- Bài phát biểu ngày hội tòng quân của lãnh đạo? Mẫu bài phát biểu ngày hội tòng quân của lãnh đạo mới nhất?
- Thành phố Hà Nội được bầu bao nhiêu đại biểu Hội đồng nhân dân? Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội gồm những ai?