Mẫu văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì mới nhất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu?
Mẫu văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì mới nhất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về các mẫu biểu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân nhập khẩu như sau:
Mẫu biểu thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân nhập khẩu
1. Đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, mẫu văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì mới nhất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu đang được sử dụng hiện nay là Mẫu số 01 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Tải về Mẫu văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mới nhất.
Mẫu văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì mới nhất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Nộp văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì của tổ chức, cá nhân nhập khẩu ở đâu?
Căn cứ Điều 79 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định về việc nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải như sau:
Nộp và tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế, bản kê khai đóng góp tài chính; tài khoản tiếp nhận đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải
1. Thông tin nơi tiếp nhận đăng ký kế hoạch tái chế, báo cáo kết quả tái chế sản phẩm, bao bì: Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2. Thông tin nơi tiếp nhận bản kê khai đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý chất thải: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, số 85 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
3. Thông tin tài khoản tiếp nhận và nội dung chuyển tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động tái chế:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266999;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
4. Thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải:
Tên tài khoản: Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam;
Số tài khoản: 202266888;
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (chi nhánh Đống Đa);
Nội dung chuyển tiền: ghi rõ tên nhà sản xuất, nhập khẩu và mã số thuế.
Như vậy, tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp văn bản đăng ký kế hoạch tái chế sản phẩm và bao bì tại Bộ Tài nguyên và Môi trường ở địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng và lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm và bao bì được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 77 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng và lộ trình thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm và bao bì:
(1) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (gọi chung là nhà sản xuất, nhập khẩu) các sản phẩm và bao bì quy định tại Cột 3 Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP Tải để đưa ra thị trường Việt Nam phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì đó theo tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc quy định tại Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
(2) Bao bì quy định tại mục (1) là bao bì thương phẩm (gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của sản phẩm, hàng hóa sau đây:
- Thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Thuốc theo quy định của pháp luật về dược;
- Phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y;
- Chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế;
- Xi măng.
(3) Các đối tượng sau đây không phải thực hiện trách nhiệm tái chế:
- Nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì để xuất khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hoặc sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
- Nhà sản xuất bao bì quy định tại mục (1) có doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng;
- Nhà nhập khẩu bao bì quy định tại mục (1) có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.
(4) Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây:
- Bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt; săm lốp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;
- Sản phẩm điện, điện tử: từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;
- Phương tiện giao thông: từ ngày 01 tháng 01 năm 2027.
Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?