Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Tải về mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã mới nhất tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận thành lập chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng hợp tác xã có nhu cầu thành lập chi nhánh để làm gì?
Ngân hàng hợp tác xã có nhu cầu thành lập chi nhánh được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Điều kiện thành lập chi nhánh
1. Có nhu cầu thành lập chi nhánh để phục vụ các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn dự kiến thành lập chi nhánh.
2. Có giá trị thực vốn Điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước liền kề năm đề nghị không thấp hơn mức vốn pháp định.
3. Hoạt động kinh doanh có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập của năm trước liền kề năm đề nghị thành lập chi nhánh.
4. Không vi phạm quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước liên tục trong 12 tháng đến thời điểm đề nghị.
5. Thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm gần nhất thời điểm đề nghị; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ tại thời điểm 31 tháng 12 của năm trước năm đề nghị và tại thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
6. Tại thời điểm đề nghị, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo đúng quy định của pháp luật, không bị khuyết Tổng Giám đốc.
7. Tại thời điểm đề nghị, ngân hàng hợp tác xã có kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Có quy chế về quản lý mạng lưới theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
9. Không thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp không được mở rộng mạng lưới theo quy định của pháp luật về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng.
10. Đảm bảo số lượng chi nhánh theo quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng hợp tác xã có nhu cầu thành lập chi nhánh để phục vụ các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn dự kiến thành lập chi nhánh.
Ngân hàng hợp tác xã lập bao nhiêu bộ hồ sơ thành lập chi nhánh?
Ngân hàng hợp tác xã lập bao nhiêu bộ hồ sơ thành lập chi nhánh, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài
1. Ngân hàng hợp tác xã lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
2. Đối với đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này:
a) Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi lấy ý kiến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về sự cần thiết và việc đặt trụ sở chi nhánh ngân hàng hợp tác xã trên địa bàn;
b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản gửi lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi ngân hàng hợp tác xã dự kiến thành lập chi nhánh, phòng giao dịchvề sự cần thiết có thêm chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn; việc đáp ứng Điều kiện đối với chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch (trong trường hợp thành lập phòng giao dịch).
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, các đơn vị tại Khoản 2 Điều này có ý kiến tham gia bằng văn bản về các nội dung được đề nghị.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các đơn vị tại Khoản 2 Điều này hoặc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước, văn phòng đại diện ở nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc ngân hàng hợp tác xã thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng hợp tác xã lập 01 bộ hồ sơ thành lập chi nhánh gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng thành lập thì tên công ty có cần phải thêm cụm từ thông tin tín dụng không?
- Ép buộc người lao động làm việc có được xem là cưỡng bức lao động theo quy định Bộ luật Lao động?
- Xây dựng bảng giá đất đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất như thế nào?
- Phân loại quy mô hợp tác xã có xét tiêu chí số lượng thành viên chính thức của hợp tác xã không?
- Phần mềm đóng gói là gì? Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm?