Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định theo Mẫu số PC11 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Mẫu văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm những hoạt động nào?
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
...
Như vậy, theo quy định, việc nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao;
- Riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được dùng để làm gì?
Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 9 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
...
7. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
8. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu (Mẫu số PC 10). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 12) và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
9. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
Như vậy, theo quy định, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?