Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động khi vi phạm về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
- Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động khi vi phạm về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
- Trường hợp nào thì được phục hồi hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy?
- Bao lâu thì được phục hồi hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hoạt động đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động khi vi phạm về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Căn cứ Phụ lục IX kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định Biểu mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động như sau:
- Mẫu PC15: Văn bản đề nghị phục hồi hoạt động.
Theo đó Mẫu PC15 Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP như sau:
>> Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động: Tải về
Mẫu văn bản đề nghị phục hồi hoạt động khi vi phạm về phòng cháy chữa cháy mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP? (Hình ảnh Internet)
Trường hợp nào thì được phục hồi hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phục hồi hoạt động trong phòng cháy và chữa cháy như sau:
Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
...
2. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt động.
3. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt động.
Như vậy, được phục hồi hoạt động trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trong trường hợp sau:
- Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc khi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục.
- Khi cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy,
Bao lâu thì được phục hồi hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phục hồi hoạt động trong phòng cháy và chữa cháy như sau:
Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
...
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 10) và xem xét, ra Quyết định phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 16). Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt động, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra Quyết định phục hồi hoạt động. Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hoạt động đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền ra quyết định phục hồi hoạt động đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy như sau:
Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
1.Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân cấp quản lý ra quyết định phục hồi hoạt động đối với các trường hợp có quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của người có thẩm quyền quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này.
Như vậy, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng Công an cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân cấp quản lý có thẩm quyền ra quyết định phục hồi hoạt động đối với lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?