Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước là mẫu nào?
- Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước là mẫu nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định hạn mức bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách?
- Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách thì Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước là mẫu nào?
Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 58/2018/TT-BTC như sau:
Thông tin, báo cáo trong quá trình phát hành trái phiếu
1. Văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh do ngân hàng chính sách lập theo mẫu tại Phụ lục 11 Thông tư này kèm theo hồ sơ quy định tại Điều 47 Nghị định số 91/2018/NĐ-CP.
2. Báo cáo sau khi kết thúc từng đợt phát hành quy định tại Khoản 4 Điều 49 do ngân hàng chính sách lập theo mẫu tại Phụ lục 12 Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 47 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu
1. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước.
2. Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
...
Như vậy, mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước được quy định theo mẫu tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 58/2018/TT-BTC.
TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định hạn mức bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách?
Thẩm quyền quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách được quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm định hồ sơ, phê duyệt hạn mức và cấp bảo lãnh Chính phủ
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trên cơ sở quyết định của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho ngân hàng chính sách để tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 49 Nghị định này.
3. Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu hàng năm cho các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính thông báo hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời trong quý I của năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách với giá trị tối đa không vượt quá số nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong quý I năm kế hoạch và hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của năm kế hoạch dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông báo là trước ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước năm kế hoạch.
...
Như vậy, theo quy định, Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trên cơ sở quyết định của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm.
Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách thì Bộ Tài chính có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của Bộ Tài Chính trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh được quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Thẩm định hồ sơ, phê duyệt hạn mức và cấp bảo lãnh Chính phủ
...
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trên cơ sở quyết định của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho ngân hàng chính sách để tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 49 Nghị định này.
3. Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu hàng năm cho các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính thông báo hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời trong quý I của năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách với giá trị tối đa không vượt quá số nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong quý I năm kế hoạch và hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của năm kế hoạch dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông báo là trước ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước năm kế hoạch.
4. Bộ Tài chính làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế cho ngân hàng chính sách sau khi nhận được báo cáo kết quả phát hành của ngân hàng chính sách theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu hàng năm cho các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính có trách nhiệm thông báo hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời trong quý I của năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách.
Lưu ý: Hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời có giá trị tối đa không vượt quá số nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong quý I năm kế hoạch và hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của năm kế hoạch dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian thông báo là trước ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước năm kế hoạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?