Máy giặt công nghiệp được sử dụng tại những địa điểm nào? Có những mối nguy hiểm nào đối với phần lớn các máy giặt công nghiệp hiện nay?
Máy giặt công nghiệp được sử dụng tại những địa điểm nào theo TCVN 7341-1:2004?
Máy giặt công nghiệp được sử dụng tại những địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7341-1:2004 về Yêu cầu an toàn cho thiết bị của xưởng giặt công nghiệp quy định về phạm vi áp dụng như sau:
"1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này liệt kê những nguy hiểm liên quan đến máy giặt công nghiệp được thiết kế để sử dụng trong các khách sạn, bệnh viện, nhà trẻ, nhà tù, các tổ chức, cơ sở tự phục vụ tùy thuộc vào công suất tối thiểu được giới thiệu trong các phần riêng quy định trong TCVN 7341.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy vắt sạch – sấy khô và các máy là quần áo nhưng không áp dụng cho các máy chuyên dùng (trong công nghiệp dệt, may) để tạo hình.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự (xem TCVN 5699).
Các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341 có bổ sung các yêu cầu cơ bản được cho trong TCVN 7383-1 : 2004 và TCVN 7383-2 : 2004. Các yêu cầu này hướng dẫn người thiết kế đánh giá sự nguy hiểm gắn liền với các mối nguy hiểm (xem EN 1050) và lựa chọn các biện pháp để đạt được mức an toàn yêu cầu. “Sử dụng máy” bao gồm cả sử dụng máy đúng, sai được thấy trước.
Các phần riêng giới thiệu trong TCVN 7341 chưa đưa ra thông báo kỹ thuật đặc trưng về:
- các giai đoạn tuổi thọ của máy khác với các giai đoạn sử dụng;
- tiếng ồn;
- laze;
- hoạt động bảo dưỡng và loại trừ sai sót của quá trình;
- ecgônômi;
- sự nổ;
- ngắt nguồn năng lượng (điện);
- bình áp lực;
- các bề mặt được nung nóng có để lộ ra khi làm việc [xem TCVN 7341 – 6 : 2004 (bề mặt nắp ép)].
Các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341 không đề cập đến tính tương thích điện từ.
Các mối nguy hiểm do máy sử dụng khí đốt, không quy định trong 5.5.2 của tiêu chuẩn này và không được đề cập trong các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341.
Ví dụ về bố trí sơ đồ bố trí thiết bị của xưởng giặt cỡ lớn và cỡ trung bình với các máy nêu trong các phần 2 đến 6 thuộc TCVN 7341 đã giới thiệu trong phụ lục B các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341 áp dụng cho các máy được chế tạo sau ngày ban hành các phần có liên quan này.
CHÚ THÍCH: Đối với các mối nguy hiểm có liên quan đến kết cấu, vận chuyển, đưa vào vận hành, ngừng vận hành, tháo dỡ và loại bỏ máy, xem TCVN 7383-1 : 2004, và TCVN 7383-2 : 2004.
Hướng dẫn nêu trong các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341 dựa trên cơ sở giả thiết là người thiết kế đã hoàn thành việc phân tích sự nguy hiểm của máy đang xét. Điều này giúp cho người thiết kế nhận biết và thực hiện được các yêu cầu quan trọng đối với máy như đã quy định trong các phần riêng được giới thiệu trong TCVN 7341."
Theo đó, TCVN 7341-1:2004 liệt kê những nguy hiểm liên quan đến máy giặt công nghiệp được thiết kế để sử dụng trong các khách sạn, bệnh viện, nhà trẻ, nhà tù, các tổ chức, cơ sở tự phục vụ tùy thuộc vào công suất tối thiểu.
Có những mối nguy hiểm nào đối với phần lớn các máy giặt công nghiệp hiện nay?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7341-1:2004 quy định về các mối nguy hiểm đối với phần lớn các máy giặt công nghiệp như sau:
"4. Mối nguy hiểm đối với phần lớn các máy giặt công nghiệp
4.1. Mối nguy hiểm cơ học
- sự nghiền ép;
- sự cắt đứt, xoắn gẫy;
- sự vướng, mắc (bẫy);
- sự kéo vào hoặc mắc kẹt;
- sự va đập;
- sự phun ra chất lỏng có áp suất cao;
- sự trượt, vấp ngã và rơi ngã.
4.2. Mối nguy hiểm điện
Sự chạm vào điện, trực tiếp hoặc gián tiếp.
4.3. Mối nguy hiểm nhiệt
- sự chạm ngẫu nhiên hoặc có chủ định vào các bề mặt nóng, ngọn lửa hoặc chỗ có vụ nổ cũng như bức xạ từ các nguồn nhiệt.
- ảnh hưởng có hại cho sức khỏe của các môi trường làm việc nóng hoặc lạnh.
4.4. Mối nguy hiểm ồn
- sự suy giảm hoặc mất khả năng nghe;
- các rối loạn sinh lý khác (ví dụ, sự mất cân bằng, mất khả năng nhận biết).
4.5. Mối nguy hiểm do vật liệu và các chất được xử lý do máy sử dụng hoặc thải ra:
- tiếp xúc hoặc hít phải các chất lỏng, chất khí, sương mù, khói và bụi bẩn độc hại;
- cháy và nổ;
- sự phân hủy của các chất (ví dụ, bởi ngọn lửa);
- mối nguy hiểm sinh học.
4.6. Mối nguy hiểm do bỏ qua các nguyên lý ecgonomi trong thiết kế máy:
- tư thế có hại cho sức khỏe trong trường hợp không đủ chiều cao để cấp liệu và dỡ liệu đối với máy.
4.7. Hỏng nguồn cấp điện, gãy vỡ các chi tiết máy và các trục trặc, sự cố khác:
- hư hỏng nguồn cấp điện (mạch động lực và/hoặc mạch điều khiển);
- hư hỏng/trục trặc của hệ thống điều khiển máy (khởi động bất ngờ, chạy vượt quá tốc độ quy định).
4.8. Mối nguy hiểm xuất hiện trong bảo dưỡng và/hoặc loại bỏ các sai sót của quá trình sử dụng."
Theo đó thì hiện nay những mối nguy hiểm đối với phần lớn các máy giặt công nghiệp bao gồm mối nguy hiểm về cơ học, điện, nhiệt, tiếng ồn, do vật liệu và các chất được xử lý do máy sử dụng hoặc thải ra, do bỏ qua các nguyên lý ecgonomi trong thiết kế máy, hỏng nguồn cấp điện, gãy vỡ các chi tiết máy và các trục trặc, sự cố khác và xuất hiện trong bảo dưỡng và/hoặc loại bỏ các sai sót của quá trình sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng máy giặt công nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Mục 7.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7341-1:2004 quy định về cách hướng dẫn sử dụng máy giặt công nghiệp như sau:
"7.1. Hướng dẫn sử dụng
Nhà sản xuất phải cung cấp hướng dẫn sử dụng như đã quy định trong TCVN 7383-2 : 2004.
Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về sự phát ra tiếng ồn phù hợp với TCVN 7383-2 : 2004,
Ngoài thông tin được yêu cầu trong TCVN 7383-2 : 2004, nhà sản xuất phải cung cấp các nội dung chi tiết sau:
- báo cáo rõ ràng phạm vi ứng dụng của máy vào các giới hạn trong sử dụng, đặc biệt là các quá trình mà máy có thể hoặc không thể thực hiện;
- báo cáo rõ ràng về các áp suất lớn nhất và nhỏ nhất, các giá trị danh định và tính chất của các nguồn năng lượng cung cấp cho máy;
- mô tả đầy đủ về quy trình vận hành máy an toàn cùng với các sơ đồ giải thích, nếu cần mô tả này phải quan tâm đến cử động của người vận hành để giảm sự mệt mỏi, ví dụ, tổn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại (xem EN 614-1);
- mô tả hệ thống làm việc an toàn cho các chế độ bảo dưỡng thường xuyên, chỉnh đặt, loại bỏ các sai sót của quá trình (ví dụ, thay thế lớp phủ của máy, làm sạch các vật gây lý nghẽn);
- mô tả các đặc tính cần cho sự thông gió đặc biệt, xả hoặc thải các chất độc hại;
- khi máy là bộ phận của một dây chuyền sản xuất thì nhà sản xuất phải mô tả sự nguy hiểm còn lại và cung cấp thông tin liên quan đến các mặt phân cách với các thiết bị khác.
Nhà sản xuất phải đưa ra hướng dẫn chi tiết theo yêu cầu trong điều 5 về:
- 5.1.1, các biện pháp an toàn để giải thoát và cứu nguy những người bị mắc kẹt;
- 5.1.2, máy không được vận hành mà không có các bộ phận che chắn cố định;
- 5.1.3, các phương pháp tìm ra sai sót, làm sạch hoặc bảo dưỡng;
- 5.2, dừng khẩn cấp được bố trí từ xa;
- 5.3, mối nguy hiểm nhiệt;
- 5.5.1, các chất phát thải nguy hiểm;
- 5.5.2, dẫn khí xả;
- 5.5.3, cảnh báo về các khí độc hại;
- 5.5.4, mối nguy hiểm sinh học.
Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin do các tài liệu viện dẫn khác yêu cầu, ví dụ
EN 60204-1: 1998.
- điều 19: Hướng dẫn sử dụng;
- điều 20: qui trình kiểm tra an toàn.
EN 746-2: 1997
- điều 5: qui trình kiểm tra an toàn
- điều 6: hướng dẫn sử dụng.
Nhà sản xuất phải mô tả phương pháp điều khiển máy an toàn trong quá trình lắp đặt và tháo dỡ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?