Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải được kiểm định trong thời hạn bao lâu?
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải được kiểm định trong thời hạn bao lâu?
- Khi không còn sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan nào?
- Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu nào?
Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải được kiểm định trong thời hạn bao lâu?
Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải được kiểm định trong thời hạn bao lâu thì theo các quy định sau:
Theo khoản 1 Điều 31 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:
Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
1. Các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
...
Theo đó thì trước khi đưa vào sử dụng anh cần thực hiện kiểm định. Còn việc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng là tùy vào loại máy, thiết bị mà có thời hạn kiểm định khác nhau.
Cụ thể anh có thể tham khảo và đối chiếu quy định tại Thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH.
Yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (Hình từ Internet)
Khi không còn sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan nào?
Khi không còn sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
Sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Khi đưa vào sử dụng hoặc không còn sử dụng, thải bỏ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 của Luật này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
...
Theo đó, khi không còn sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức, cá nhân phải khai báo với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi sử dụng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác:
Trách nhiệm của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
1. Các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo phạm vi như sau:
a) Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, đê điều;
c) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông;
d) Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
đ) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
e) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ;
g) Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các loại máy, thiết bị sử dụng trong phát thanh, truyền hình;
h) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng;
i) Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
k) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản này.
2. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để trình Chính phủ quyết định phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mới, chưa được quy định tại khoản 1 Điều này hoặc máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều bộ mà chưa được xác định rõ thuộc thẩm quyền quản lý của bộ nào quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu nào?
Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 như sau:
Lập phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động
...
2. Phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?