Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định?
Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4087:2012 về Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung quy định như sau:
4. Nghiệm thu, bàn giao đưa máy vào sử dụng
Chỉ đưa vào sử dụng những máy đã được đơn vị nghiệm thu và đã đưa vào danh sách tài sản cố định.
Việc nghiệm thu máy phải dựa vào các kết quả đánh giá về tính đồng bộ, tình trạng kỹ thuật và mức độ đảm bảo an toàn của máy trong sử dụng.
Các máy có yêu cầu đặc biệt về an toàn như máy và thiết bị nâng, máy và thiết bị chịu áp lực và các máy cấu tạo trên cơ sở ôtô v.v... trước khi đưa vào sử dụng phải được đăng ký tại cơ quan kiểm định nhà nước.
Tính đồng bộ và tình trạng kỹ thuật của máy phải do Hội đồng nghiệm thu của đơn vị đánh giá, đối chiếu với tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà máy chế tạo (sau đây gọi tắt là tài liệu hướng dẫn sử dụng).
Những máy sau sửa chữa lớn được nghiệm thu theo các quy định của TCVN 4517 và các tài liệu định mức kỹ thuật có liên quan.
CHÚ THÍCH: Cơ sở phục vụ sử dụng máy là hệ thống nhà và công trình, trang thiết bị dùng để bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa, bảo quản vận chuyển máy, chuẩn bị đưa máy vào làm việc, nạp nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và dầu thủy lực...
...
Theo đó, chỉ đưa vào sử dụng những máy đã được đơn vị nghiệm thu và đã đưa vào danh sách tài sản cố định.
Như vậy, máy xây dựng chưa được đưa vào danh sách tài sản cố định thì không đủ điều kiện đưa vào sử dụng.
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? (Hình từ Internet)
Cần làm gì để đảm bảo máy xây dựng có khả năng làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4087:2012 về Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung quy định để đảm bảo khả năng làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng, các đơn vị phải bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy theo TCVN 4204.
- Đơn vị phải lập và thực hiện kế hoạch năm và biểu đồ kế hoạch tháng cho công việc bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa thường xuyên được quy định theo TCVN 4204.
- Khi lập biểu đồ kế hoạch tháng phải có sự thỏa thuận của đơn vị đang sử dụng máy trên công trường.
- Biểu đồ kế hoạch tháng có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, nhưng phải có sự thỏa thuận của đơn vị đang sử dụng máy trên công trường.
- Các máy không qua bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa thường xuyên trong thời gian quy định không được phép đưa vào làm việc.
- Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và sửa chữa thường xuyên phải tuân theo quy định của tài liệu hướng dẫn sử dụng. Tùy theo điều kiện sử dụng máy, cho phép sai lệch chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ là +10 %; sửa chữa thường xuyên là + 5 %, trừ những trường hợp không được phép đưa vào làm việc.
- Địa điểm tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên do đơn vị lựa chọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng và thời gian quy định với chi phí ít nhất.
- Việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy phải do các đơn vị chuyên môn, hoặc do các nhà máy chế tạo thực hiện.
- Việc sửa chữa lớn máy và các bộ phận của nó phải thực hiện tập trung trong các đơn vị sửa chữa chuyên môn, có đầy đủ phương tiện, trang thiết bị, đáp ứng được các yêu cầu sửa chữa theo quy định của nhà máy chế tạo. Nội dung sửa chữa lớn phải phù hợp với các quy định và các định mức kỹ thuật kèm theo.
- Việc đưa máy vào sửa chữa lớn và nghiệm thu máy sau sửa chữa lớn phải tuân theo các quy định của TCVN 4517.
- Trình tự tiến hành đánh giá chất lượng máy sau sửa chữa lớn phải tuân theo các quy định về trình tự tiến hành đánh giá chất lượng máy xây dựng sau sửa chữa lớn.
- Các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa máy không được thải các loại dầu bẩn, chất lỏng độc hại ra đất và nguồn nước làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
- Việc thu hồi dầu đã thải ra khi bảo dưỡng và sửa chữa phải tuân theo các quy định về thu hồi dầu thải khi bảo dưỡng kỹ thuật và bảo dưỡng máy xây dựng.
- Tất cả các máy của đơn vị trong 1 năm phải qua hai lần kiểm tra kỹ thuật của Hội đồng kỹ thuật đơn vị. Trình tự và thời gian tiến hành kiểm tra kỹ thuật máy do các Bộ, Ngành quy định.
- Các máy không qua kiểm tra kỹ thuật và các máy có tình trạng kỹ thuật không đảm bảo, không được phép đưa vào làm việc.
- Trước khi đưa máy đến cơ quan kiểm định nhà nước để kiểm tra theo quy định, đơn vị phải kiểm tra kỹ thuật máy. Các số liệu kiểm tra kỹ thuật phải được ghi vào lý lịch máy.
Xem xét thanh lý máy xây dựng khi nào?
Theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4087:2012 về Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung quy định về thanh lý máy như sau:
- Khi máy hết thời gian phục vụ theo quy định hoặc khi gặp sự cố đặc biệt, đơn vị phải xem xét, đánh giá để quyết định thanh lý máy. Việc xét để quyết định thanh lý máy phải đưa vào kết quả đánh giá tình trạng kỹ thuật của Hội đồng thanh lý máy.
- Thủ tục thanh lý máy do Bộ Tài chính và các Bộ chủ quản quy định.
- Trong khi chờ quyết định thanh lý, phải giữ nguyên tình trạng kỹ thuật của máy. Nghiêm cấm việc tháo dỡ các cụm chi tiết và chi tiết để sử dụng vào mục đích khác.
- Khi làm thủ tục xin thanh lý máy, đơn vị phải thống kê các cụm chi tiết và chi tiết còn sử dụng được. Khi có quyết định thanh lý, những cụm chi tiết và chi tiết đó phải được thu hồi, nhập kho để bảo quản, sử dụng như các phụ tùng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?