Me ngọt quả tươi được phân thành mấy thứ hạng và mỗi thứ hạng cần đáp ứng theo những tiêu chí nào để phù hợp với Tiêu chuẩn?
Yêu cầu tối thiểu đối với me ngọt quả tươi cần đảm bảo những gì theo Tiêu chuẩn quốc gia?
Căn cứ theo Mục 2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 (ASEAN STAN 39:2014) về Me ngọt quả tươi có yêu cầu tối thiểu đối với me ngọt quả tươi như sau:
"2 Yêu cầu về chất lượng
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, me ngọt quả tươi phải:
- nguyên vẹn, có cuống không dài hơn 0,5 cm;
- tươi;
- đặc trưng cho giống;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- hầu như không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý học cũng như do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- hầu như không chứa sinh vật gây hại ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị ẩm bất thường ngoài vỏ, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
2.1.1 Me ngọt quả tươi phải được thu hoạch khi đạt độ chín thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống, mùa vụ, vùng trồng và phải có độ axit chuẩn độ (TA) tối đa bằng 4 %.
Độ chín và tình trạng của me ngọt quả tươi phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt."
Theo đó, me ngọt quả tươi cần đảm bảo nguyên vẹn, có cuống không dài hơn 0,5 cm; tươi; đặc trưng cho giống; sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường; ...và những yêu cầu tối thiểu khác như trên.
Và cần lưu ý độ chín và tình trạng của me ngọt quả tươi phải: chịu được vận chuyển và bốc dỡ; và đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
Me ngọt quả tươi được phân thành mấy thứ hạng và mỗi thứ hạng cần đáp ứng theo những tiêu chí nào để phù hợp với Tiêu chuẩn? (Hình từ Internet)
Me ngọt quả tươi được phân thành mấy thứ hạng và mỗi thứ hạng có những tiêu chí nào?
Theo Mục 2.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 (ASEAN STAN 39:2014) về Me ngọt quả tươi có phân hạng đối với me ngọt quả tươi như sau:
"2.2 Phân hạng
Me ngọt quả tươi được phân thành ba hạng như sau:
2.2.1 Hạng “đặc biệt”
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất, không có các khuyết tật miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì.
2.2.2 Hạng I
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên cho phép có các khuyết tật sau miễn là không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- tương đối không đồng đều về hình dạng;
- hơi khác nhau về màu sắc thông thường;
- khuyết tật nhẹ trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 5 % tổng diện tích bề mặt.
2.2.3 Hạng II
Me ngọt quả tươi thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1. Có thể cho phép me ngọt quả tươi có các khuyết tật sau miễn là vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- ít đồng đều về hình dạng;
- hơi khác nhau về màu sắc thông thường;
- khuyết tật trên vỏ quả. Tổng diện tích bị khuyết tật không vượt quá 10 % tổng diện tích bề mặt."
Như vậy, me ngọt quả tươi được phân thành ba hạng như sau: Hạng đặc biệt, hạng I và hạng II.
Mỗi thứ hạng sẽ có những tiêu chí khác nhau và cần đảm bảo đúng với quy định theo Mục 2.2 như trên để me ngọt quả tươi được duy trì chất lượng tốt cả về hình thức bên ngoài lẫn bên trong.
Cách trình bày đóng gói me ngọt quả tươi cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12358:2018 (ASEAN STAN 39:2014) về Me ngọt quả tươi có yêu cầu về cách trình bày sản phẩm như sau:
"5 Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng me ngọt quả tươi chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng giống, xuất xứ và/hoặc hạng thương mại, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
5.2 Bao gói
Me ngọt quả tươi phải được bao gói để bảo vệ sản phẩm một cách thích hợp. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem liên quan đến các yêu cầu thương mại miễn là việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Me ngọt quả tươi cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Quy định về bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản me ngọt quả tươi. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được có tạp chất và mùi lạ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?