Mia để đo độ lún công trình là gì? Trước khi đo độ lún công trình, mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung nào?
Mia để đo độ lún công trình là gì?
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:
Thiết kế đo độ lún công trình
...
5.2. Mia để đo độ lún là mia Invar có chiều dài 1 m, 1,7 m, 2 m hoặc 3 m, mia gỗ có chiều dài 3 m, giá trị khoảng chia của các vạch trên mia là 5 mm hoặc 10 mm. Trên mia có gắn ống nước tròn giá trị khoảng chia nhỏ hơn 5’/2 mm.
Theo đó, mia để đo độ lún là mia Invar có chiều dài 1m, 1,7m, 2m hoặc 3m, mia gỗ có chiều dài 3m, giá trị khoảng chia của các vạch trên mia là 5mm hoặc 10mm. Trên mia có gắn ống nước tròn giá trị khoảng chia nhỏ hơn 5’/2mm.
Đo độ lún công trình (Hình từ Internet)
Trước khi đo độ lún công trình, mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung nào?
Theo tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:
Thiết kế đo độ lún công trình
...
5.4. Trước khi đo độ lún công trình mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung sau:
- Kiểm tra toàn bộ bề ngoài của mia và dải băng Invar;
- Kiểm tra độ căng của băng Invar bằng lực kế có độ chính xác cao. Sai khác giữa lực căng thực tế và độ căng tiêu chuẩn phải nhỏ hơn 1/20, nếu lớn hơn 1/20 thì cần phải chỉnh lại vít căng hoặc thay lò xo;
- Xác định chiều dài thực của các khoảng chia cách nhau 1 m trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar bằng máy chuyên dùng (máy MK1);
- Chênh lệch giữa chiều dài kiểm nghiệm và chiều dài lý thuyết không được vượt quá ± 10 mm;
- Xác định sai số khoảng chia 1 dm trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar, sai số này không được vượt quá ±0,15 mm;
- Kiểm nghiệm mặt đáy mia có vuông góc với trục của mia hay không;
- Kiểm nghiệm giá trị vạch “0” của 2 mia (nếu sử dụng hai hoặc nhiều mia để đo lún);
- Kiểm nghiệm bọt thuỷ tròn trên mia ;
- Xác định độ võng của mia. Nếu mia có độ võng (f) lớn hơn 4 mm đối với mia Invar và 8 mm đối với mia gỗ thì phải đổi mia khác.
Các tài liệu kiểm nghiệm máy và mia được đóng gói riêng và nộp kèm theo hồ sơ đo độ lún công trình. Phương pháp kiểm nghiệm máy và mia được trình bày trong tiêu chuẩn.
Theo đó, trước khi đo độ lún công trình mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung sau:
- Kiểm tra toàn bộ bề ngoài của mia và dải băng Invar;
- Kiểm tra độ căng của băng Invar bằng lực kế có độ chính xác cao. Sai khác giữa lực căng thực tế và độ căng tiêu chuẩn phải nhỏ hơn 1/20, nếu lớn hơn 1/20 thì cần phải chỉnh lại vít căng hoặc thay lò xo;
- Xác định chiều dài thực của các khoảng chia cách nhau 1m trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar bằng máy chuyên dùng (máy MK1);
- Chênh lệch giữa chiều dài kiểm nghiệm và chiều dài lý thuyết không được vượt quá ± 10mm;
- Xác định sai số khoảng chia 1 dm trên thang chính và thang phụ (nếu có) của mia Invar, sai số này không được vượt quá ±0,15mm;
- Kiểm nghiệm mặt đáy mia có vuông góc với trục của mia hay không;
- Kiểm nghiệm giá trị vạch “0” của 2 mia (nếu sử dụng hai hoặc nhiều mia để đo lún);
- Kiểm nghiệm bọt thuỷ tròn trên mia ;
- Xác định độ võng của mia. Nếu mia có độ võng (f) lớn hơn 4mm đối với mia Invar và 8mm đối với mia gỗ thì phải đổi mia khác.
Các tài liệu kiểm nghiệm máy và mia được đóng gói riêng và nộp kèm theo hồ sơ đo độ lún công trình. Phương pháp kiểm nghiệm máy và mia được trình bày trong tiêu chuẩn.
Trước khi tiến hành công việc đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 1 cần phải kiểm tra mia như thế nào?
Căn cứ tại tiết 8.1.4 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:
Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học
...
8.1.4. Trước khi tiến hành công việc đo độ lún cần phải kiểm tra mia, nhằm đảm bảo cho mia không bị cong, các vạch khắc và các dòng chữ số trên mia rõ ràng, ống nước tròn của mia phải có độ nhạy cao. Người cầm mia phải chú ý quan sát các điều kiện sau:
- Để mia phải tuyệt đối sạch;
- Mia phải được đặt thẳng đứng dựa vào ống nước tròn, ổn định và trên điểm cao nhất của mốc, theo hiệu lệnh của người đo, khi di chuyển nên cẩn thận nhẹ nhàng để mia không bị va đập;
- Trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, mia phải có đèn chiếu sáng;
- Khi dựng mia trên mốc, người cầm mia đọc tên của mốc. Không có hiệu lệnh của người đo mia không được rời khỏi mốc. Trong thời gian giải lao cần bảo quản mia không để va đập, chấn động, dựng mép mia vào tường, khi đo xong để mia trong phòng.
Theo đó, trước khi tiến hành công việc đo độ lún cần phải kiểm tra mia, nhằm đảm bảo cho mia không bị cong, các vạch khắc và các dòng chữ số trên mia rõ ràng, ống nước tròn của mia phải có độ nhạy cao. Người cầm mia phải chú ý quan sát các điều kiện sau:
- Để mia phải tuyệt đối sạch;
- Mia phải được đặt thẳng đứng dựa vào ống nước tròn, ổn định và trên điểm cao nhất của mốc, theo hiệu lệnh của người đo, khi di chuyển nên cẩn thận nhẹ nhàng để mia không bị va đập;
- Trong điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, mia phải có đèn chiếu sáng;
- Khi dựng mia trên mốc, người cầm mia đọc tên của mốc. Không có hiệu lệnh của người đo mia không được rời khỏi mốc. Trong thời gian giải lao cần bảo quản mia không để va đập, chấn động, dựng mép mia vào tường, khi đo xong để mia trong phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?