Microphone khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có tính ưu tiên như thế nào?
- Thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có microphone khẩn cấp phải áp dụng những điều gì?
- Microphone khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có tính ưu tiên như thế nào?
- Kiểm soát microphone vùng thông báo khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo như thế nào?
Thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có microphone khẩn cấp phải áp dụng những điều gì?
Thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo (s.s.c.i.e) là một thành phần của hệ thống âm thanh dùng cho các tình huống khẩn cấp (s.s.e.p). Hệ thống s.s.e.p được dùng trong một tòa nhà hoặc công trình, có thể vận hành tự động hoặc thủ công để cảnh báo cho người sử dụng về một mối nguy hiểm mà họ có thể cần phải sơ tán một cách an toàn và trật tự.
Theo tiết 3.1.3 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) giải thích thì:
Microphone khẩn cấp (Emergency microphone) là Microphone chỉ dành cho người có chuyên môn sử dụng khi cần thực hiện báo động bằng lời nói.
Căn cứ theo tiểu mục 13.1 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) quy định như sau:
Microphone khẩn cấp - chức năng tùy chọn
13.1 Quy định chung
S.s.c.i.e có thể có một quy định về một microphone khẩn cấp. Khi có microphone khẩn cấp này, phải áp dụng những điều dưới đây.
a) Microphone khẩn cấp phải được ưu tiên cao nhất so với các nguồn âm thanh đầu vào, kể cả các đoạn lời nói đã ghi.
b) Phải có phương tiện điều khiển microphone khẩn cấp để mở kênh microphone khẩn cấp ở mức độ truy cập 2.
c) Phương tiện điều khiển microphone khẩn cấp phải tắt các âm thanh báo động và tín hiệu sơ tán trong phạm vi vùng thông báo khẩn cấp được chọn.
d) Việc sử dụng microphone khẩn cấp không làm đặt lại một trạng thái chức năng hiện hành. Sau khi không dùng microphone khẩn cấp trạng thái chức năng đó sẽ được tái lập.
e) Trừ khi áp dụng điều 13.3, microphone khẩn cấp phải phát đi đoạn âm thanh lời nói đến một tập hợp các vùng thông báo khẩn cấp đã được cấu hình trước.
...
Như vậy, thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có thể có một quy định về một microphone khẩn cấp. Khi có microphone khẩn cấp này, phải áp dụng những điều dưới đây.
- Microphone khẩn cấp phải được ưu tiên cao nhất so với các nguồn âm thanh đầu vào, kể cả các đoạn lời nói đã ghi.
- Phải có phương tiện điều khiển microphone khẩn cấp để mở kênh microphone khẩn cấp ở mức độ truy cập 2.
- Phương tiện điều khiển microphone khẩn cấp phải tắt các âm thanh báo động và tín hiệu sơ tán trong phạm vi vùng thông báo khẩn cấp được chọn.
- Việc sử dụng microphone khẩn cấp không làm đặt lại một trạng thái chức năng hiện hành. Sau khi không dùng microphone khẩn cấp trạng thái chức năng đó sẽ được tái lập.
- Trừ khi áp dụng điều 13.3, microphone khẩn cấp phải phát đi đoạn âm thanh lời nói đến một tập hợp các vùng thông báo khẩn cấp đã được cấu hình trước.
Microphone khẩn cấp (Hình từ Internet)
Microphone khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có tính ưu tiên như thế nào?
Microphone khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có tính ưu tiên theo tiểu mục 13.2 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) quy định như sau:
Microphone khẩn cấp - chức năng tùy chọn
...
13.2 Tính ưu tiên của microphone - chức năng tùy chọn
13.2.1 Khi có từ 2 microphone được nối vào s.s.c.i.e, thì phải cấu hình được thứ tự ưu tiên của các microphone đó ở mức độ truy cập 3 hoặc 4.
13.2.2 Khi có từ 2 microphone được cấu hình ở mỗi mức ưu tiên, thì tại mỗi thời điểm bất kỳ chỉ cho phép kích hoạt được một microphone. Nếu có từ 2 microphone có cùng mức ưu tiên được kích hoạt thì microphone được kích hoạt mới nhất phải được bật.
...
Theo quy định trên, khi có từ 2 microphone được nối vào thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo thì phải cấu hình được thứ tự ưu tiên của các microphone đó ở mức độ truy cập 3 hoặc 4.
Khi có từ 2 microphone được cấu hình ở mỗi mức ưu tiên thì tại mỗi thời điểm bất kỳ chỉ cho phép kích hoạt được một microphone. Nếu có từ 2 microphone có cùng mức ưu tiên được kích hoạt thì microphone được kích hoạt mới nhất phải được bật.
Kiểm soát microphone vùng thông báo khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo như thế nào?
Kiểm soát microphone vùng thông báo khẩn cấp trong thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo theo tiểu mục 13.3 Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7568-16:2016 (ISO 7240-16:2007) quy định như sau:
Microphone khẩn cấp - chức năng tùy chọn
...
13.3 Kiểm soát microphone vùng thông báo khẩn cấp- chức năng tùy chọn
S.s.c.i.e có thể cấu hình được để định tuyến các đoạn lời nói qua microphone đến nhiều nhóm của các vùng thông báo khẩn cấp, với mỗi nhóm có ít nhất một vùng thông báo khẩn cấp.
Như vậy, thiết bị điều khiển hệ thống âm thanh và chỉ báo có thể cấu hình được để định tuyến các đoạn lời nói qua microphone đến nhiều nhóm của các vùng thông báo khẩn cấp, với mỗi nhóm có ít nhất một vùng thông báo khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?