Miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường khi thuộc trường hợp nào và bầu thành viên thay thế khi nào?
Miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường khi thuộc trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế
...
2. Trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân trở thành người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thay đổi nơi thường trú đến địa phương khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này thì Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn báo cáo Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.
...
Theo đó, trường hợp vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác, thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường có đơn xin thôi tham gia Ban thanh tra nhân dân ở phường hoặc thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường trở thành người đương nhiệm trong Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thay đổi nơi thường trú đến địa phương khác theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường báo cáo Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạm thời cho thôi nhiệm vụ và báo cáo Hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân dân gần nhất quyết định việc miễn nhiệm thành viên đó và bầu người khác thay thế.
Ban thanh tra nhân dân ở phường (Hình từ Internet)
Trong trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường được miễn nhiệm thì bầu thành viên thay thế khi nào?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân và bầu thành viên thay thế
...
3. Trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân vẫn hoạt động bình thường.
4. Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân thay thế những người bị bãi nhiệm hoặc được miễn nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, trường hợp thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường được miễn nhiệm, nếu Ban thanh tra nhân dân còn từ 2/3 thành viên trở lên thì Ban thanh tra nhân dân ở phường vẫn hoạt động bình thường.
Việc bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường thay thế những người được miễn nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định cụ thể:
- Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.
- Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.
- Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.
- Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường.
Thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường gồm bao nhiêu thành viên?
Tại Điều 7 Nghị định 159/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân
1. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những xã, phường, thị trấn ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
2. Căn cứ vào địa bàn, số lượng dân cư, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn quyết định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.
Theo đó, Ban thanh tra nhân dân ở phường có từ 5 đến 11 thành viên.
Đối với những phường ở đồng bằng có số dân dưới 5 nghìn người thì được bầu 5 hoặc 7 thành viên; từ 5 nghìn người đến dưới 9 nghìn người thì được bầu 7 hoặc 9 thành viên; từ 9 nghìn người trở lên thì được bầu 9 hoặc 11 thành viên.
Đối với những phường ở miền núi, trung du và hải đảo, mỗi thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu 1 thành viên, nhưng số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân không quá 11 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?