Miễn thị thực đối với người nước ngoài là vợ công dân Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ thủ tục đề nghị cấp giấy miễn thị thực như thế nào?
Miễn thị thực đối với người nước ngoài là vợ công dân Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Miễn thị thực đối với người nước ngoài là vợ công dân Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Trường hợp của bên mình là người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 82/2015/NĐ-CP về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam:
"Điều 3. Điều kiện miễn thị thực
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 01 năm.
2. Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này.
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó tại Điều 4 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy miễn thị thực như sau:
Điều 4. Thời hạn, giá trị và hình thức của giấy miễn thị thực
1. Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.
2. Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.
3. Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu; các trường hợp sau đây được cấp rời:
a) Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
b) Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
c) Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
d) Theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực;
đ) Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
4. Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ."
Như vậy, nếu người nước ngoài của công ty bạn đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì được xét miễn thị thực trong thời gian tối đa 05 năm.
Hồ sơ thủ tục đề nghị cấp giấy miễn thị thực chuẩn bị những gì?
Hồ sơ thủ tục chị tham khảo tại Điều 6 Nghị định 82/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực
Người đề nghị cấp giấy miễn thị thực nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ cho phép thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Tờ khai đề nghị cấp, cấp lại giấy miễn thị thực kèm theo 02 ảnh (01 ảnh dán trong tờ khai).
3. Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp giấy miễn thị thực:
a) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam, giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó;
b) Người nước ngoài nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài căn cứ vào giá trị giấy tờ của người đề nghị trong đó có ghi đương sự là người gốc Việt Nam để xem xét, quyết định việc tiếp nhận hồ sơ."
Người nước ngoài cần đảm bảo các quy định gì để được xem xét cho thường trú tại Việt Nam?
Ngoài ra, người nước ngoài này còn được xem xét để cho thường trú, chị xem tại Điều 39 đến Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014. cụ thể như sau:
"Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
1. Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
2. Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
3. Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
4. Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú
1. Người nước ngoài quy định tại Điều 39 của Luật này được xét cho thường trú nếu có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
3. Người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú
1. Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin thường trú;
b) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
c) Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
d) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
đ) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
e) Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
2. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
5. Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú."
Như vậy, người nước ngoài cần tuân theo các quy định về trường hợp được xét cho thường trú, điều kiện xét cho thường trú và thủ tục giải quyết cho thường trú để được làm việc tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?