Mô hình cà phê dating có hợp pháp không? Lợi dụng mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Việc kinh doanh theo mô hình cà phê dating (cà phê hẹn hò) có vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu cá nhân kinh doanh lợi dụng mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?

Mô hình cà phê dating có vi phạm quy định pháp luật hay không?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:
1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Theo quy định trên thì có thể thấy đối với việc kinh doanh quán cà phê thì pháp luật chỉ quy định phải thực hiện đăng ký kinh doanh.

Đối với mô hình kinh doanh quán cà phê dating thì hiện nay pháp luật không có quy định cấm về việc kết hợp dịch vụ hẹn hò vào việc kinh doanh.

Mô hình cà phê dating vốn không mới và được đông đảo giới trẻ hưởng ứng với mong muốn tìm được người hẹn hò phù hợp.

Hoạt động hẹn hò ở mô hình này có được hiểu là một dịch vụ hoặc hoạt động kèm theo để thu hút khách tới quán.

Tuy không không bị cấm nhưng nếu cá nhân lợi dụng việc kinh doanh mô hình cà phê dating để biến tướng hoặc để trá hình động môi giới mại dâm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Mô hình cà phê dating có hợp pháp không? Lợi dụng mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Mô hình cà phê dating có hợp pháp không? Lợi dụng mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)

Lợi dụng việc kinh doanh mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội môi giới mại dâm như sau:

Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì cá nhân có hành vi lợi dụng việc kinh doanh mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới mại dâm và có thể bị phạt từ 06 tháng đến 15 năm tù, tùy theo tích chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê đối với hộ kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký kinh doanh quán cà phê hiện nay được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi bạn đặt địa chỉ quán và nộp lệ phí. Trong hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 2: Chờ đợi cơ quan đăng ký xét duyệt hồ sơ của bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc sửa đổi, bổ sung các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu trong vòng 03 ngày kể từ ngày nộp.

Môi giới mại dâm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Môi giới mại dâm cho người nước ngoài bị truy cứu hình sự như thế nào? Tội chứa mại dâm bị truy cứu hình sự như thế nào?
Pháp luật
Làm Sugar baby có phạm pháp không? Tạo trang web, fanpage môi giới Sugar Daddy và Sugar Baby có bị phạt không?
Pháp luật
Môi giới mại dâm trẻ em có thể bị phạt tù bao nhiêu năm? Người mua dâm trẻ em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Mô hình cà phê dating có hợp pháp không? Lợi dụng mô hình cà phê dating để hoạt động môi giới mại dâm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Môi giới mại dâm có thể bị phạt tù đến 15 năm đúng không? Người phạm tội môi giới mại dâm có phải là tội phạm rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Từ vụ việc môi giới mại dâm trong Showbiz Việt, người có hành vi môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi giới mại dâm
1,182 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Môi giới mại dâm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Môi giới mại dâm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào