Điều kiện kinh doanh phòng gym là gì? Trình tự thủ tục, giấy tờ khi kinh doanh phòng gym là gì? Có quy định gì về nhân viên chuyên môn tại phòng gym theo quy định của pháp luật?
Điều kiện kinh doanh phòng gym là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2018/TT-BVHTTDL bao gồm:
“Điều 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện
Địa điểm tập luyện
a) Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm;
b) Ánh sáng từ 150 lux trở lên;
c) Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt;
d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.
Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Thẩm quyền: Hồ sơ được gửi về Sở Văn hoá thể thao và du lịch.
Như vậy, khi bạn muốn kinh doanh phòng gym trước hết bạn phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, ánh sáng, hệ thống âm thanh, có khu vực vệ sinh, thay đồ cho người tập và một số trang thiết bị theo quy định trên.
Điều kiện kinh doanh phòng gym
Quy định về nhân viên chuyên môn trong quy định của pháp luật như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 36/2019/NĐ-CP về nhân viên chuyên môn thể thao của doanh nghiệp, cụ thể:
"Điều 13. Nhân viên chuyên môn
Nhân viên chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
1. Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
b) Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
c) Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Nhân viên cứu hộ.
3. Nhân viên y tế."
Căn cứ Điều 15 Nghị định 36/2019/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện như sau:
"Điều 15. Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện
Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao nếu có cung cấp dịch vụ hướng dẫn tập luyện thể thao hoặc kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có người hướng dẫn tập luyện thể thao theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao theo quy định tại Điều 14 Nghị định này."
Như vậy ngoài điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết, thì cũng phải đáp ứng về nhân viên chuyên môn theo quy định.
Quy trình và hồ sơ đăng ký giấy phép mở phòng gym
Theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Căn cứ tại, Điều 14 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 14. Hộ kinh doanh hoạt động thể thao
1. Hộ kinh doanh hoạt động thể thao quy định tại Điều 56 của Luật Thể dục, thể thao do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh hoạt động thể thao tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh thể thao.
2. Quyền thành lập, trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.”
Như vậy, bước cuối cùng bạn cần hoàn thành đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như trên để hoàn thành quy trình kinh doanh phòng gym theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư nơi bạn định đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Nếu bạn có ý định mở phòng gym với số lượng nhân viên dưới 10 người thì bạn không cần phải đăng ký doanh nghiệp hay nói cách khác là không phải mở công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?