Mở rộng khu kinh tế cửa khẩu là gì? Khu kinh tế cửa khẩu được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Mở rộng khu kinh tế cửa khẩu là gì?
Mở rộng khu kinh tế cửa khẩu được giải thích theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Mở rộng khu kinh tế
1. Mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
...
Theo đó, mở rộng khu kinh tế cửa khẩu là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
Khu kinh tế cửa khẩu được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện gì?
Khu kinh tế cửa khẩu được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện được quy định theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
(1) Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Thành lập khu kinh tế
...
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
...
(2) Đã đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
(3) Có ít nhất 70% diện tích đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án đầu tư.
Mở rộng khu kinh tế cửa khẩu là gì? Khu kinh tế cửa khẩu được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế cửa được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế cửa được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Mở rộng khu kinh tế
...
4. Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Như vậy, trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế cửa được thực hiện như sau:
Bước 01: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
Bước 02: Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
Bước 03: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Bước 04: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế.
Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm:
- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế;
- Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng;
- Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?