Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng phải có bao nhiêu người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật?
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là ai?
- Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng phải có bao nhiêu người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật?
- Phòng khám, điều trị HIV/AIDS thuộc Bộ Quốc phòng thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là ai?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là ai?
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng là người được bổ nhiệm giữ chức vụ đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh; có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật (Hình từ Internet)
Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng phải có bao nhiêu người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật?
Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng phải có bao nhiêu người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, thì theo điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Nhân lực:
a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật;
b) Trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của khoa chuyên môn đó;
c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;
d) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học, được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
đ) Cử nhân X - quang có trình độ đại học, được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X - quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
e) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.
...
Theo đó, mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật.
Phòng khám, điều trị HIV/AIDS thuộc Bộ Quốc phòng thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là ai?
Phòng khám, điều trị HIV/AIDS thuộc Bộ Quốc phòng thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là ai, thì theo điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 50/2019/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này, phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
1. Có bộ phận xét nghiệm phù hợp với chuyên khoa của phòng khám.
2. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
3. Nhân sự:
a) Số lượng cán bộ, nhân viên; tỷ lệ cơ cấu thành phần; chức danh từng vị trí theo biểu tổ chức, biên chế được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Đối với phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
c) Đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, phòng khám, điều trị HIV/AIDS thuộc Bộ Quốc phòng thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?