Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
- Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính từ thời điểm nào?
- Hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được chia làm mấy mức độ nghiêm trọng?
Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.
...
Theo quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật nêu trên thì mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận về từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức cao nhất.
Do đó, mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước không thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật.
Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không? (Hình từ Internet).
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước được tính từ thời điểm nào?
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
...
5. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải bảo đảm xử lý kỷ luật trong thời hạn theo quy định. Trường hợp hết thời hạn xử lý kỷ luật mà chưa ban hành quyết định xử lý kỷ luật thì chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành và phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật nếu hành vi vi phạm còn trong thời hiệu.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn xử lý kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc từ khi cấp có thẩm quyền kết luận người quản lý doanh nghiệp nhà nước có hành vi vi phạm.
Thời điểm kết thúc là đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được chia làm mấy mức độ nghiêm trọng?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm như sau:
Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.
Theo quy định này, có 4 hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước là: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước được chia làm 4 mức độ nghiêm trọng:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?